Câu 1. Đọc lại bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư của Tương Như. Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học, hãy tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ rọi, trông.
- Rọi = soi, chiếu.
- Trông = nhìn, ngó, nhòm, liếc.
Câu 2. Từ trông trong bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư có nghĩa là nhìn để nhận biết. Ngoài nghĩa đó ra, từ trông còn có những nghĩa sau:
a. Coi sóc, giữ gìn cho yên ổn.
b. Mong
Tìm các từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa trên của từ trông.
- Coi sóc, giữ gìn cho yên ổn → coi, trông coi, coi sóc.
- Mong → Hi vọng, trông mong.
Câu 1. So sánh nghĩa của từ quả và trái trong hai ví dụ sau:
Rủ nhau xuống biển mò cua
Đem về nấu quả me chua trên rừng
(Trần Tuấn Khải)
Chim xanh ăn trái xoài xanh,
Ăn no tắm mát đậu cành cây đa.
(Ca dao)
- Hai từ quả và trái là hai từ đồng nghĩa hoàn toàn, có thể thay thế được cho nhau trong văn cảnh.
Câu 2. Nghĩa của từ bỏ mạng và hi sinh trong hai câu dưới đây có chỗ nào giống và khác nhau?
– Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của nghĩa quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng.
– Công chúa Ha-ba-na đã hi sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm tay.
(Truyện cổ Cu-ba)
- Hai từ bỏ mạng, hy sinh.
- Giống nhau: đều dùng để chỉ cái chết.
- Khác nhau: Về sắc thái biểu cảm (từ hi sinh chỉ cái chết đáng tôn trọng, ngược lại từ bỏ mạng thường dùng để chỉ cái chết của những kẻ xấu xa).
- Hai từ này tuy cũng có những nét nghĩa tương đồng nhưng có những trường hợp không thể thay thế được cho nhau.
→ Có thể chia từ đồng nghĩa thành hai loại: Từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn là những từ cùng chỉ một sự vật, hiện tượng, cùng biểu thị một khái niệm,… có thể thay thế cho nhau.
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn là từ đồng nghĩa có sắc thái khác nhau
Câu 1. Thử thay các từ đồng nghĩa quả / trái và bỏ mạng / hi sinh trong các ví dụ trên rồi rút ra nhận xét:
- Quả và trái là những từ có thể thay thế cho nhau được vì sắc thái ý nghĩa trung hòa.
- Bỏ mạng và hi sinh không thể thay thế vì chia li có nghĩa là chia tay lâu dài, thậm chí là vĩnh biệt vì kẻ đi là người ra trận, còn chia tay chỉ có tính chất tạm thời, thường là sẽ gặp lại nhau trong tương lai.
Câu 2. Có thể thay tiêu đề đoạn trích Sau phút chia li (bài 7) bằng Sau phút chia tay được không? Vì sao?
- Chinh phụ ngâm khúc là văn bản thơ cổ.
- Sau phút chia li và Sau phút chia tay chỉ khác nhau ở từ chia li và chia tay. Hai từ này đồng nghĩa với nhau: đều có nghĩa là “rời nhau, mỗi người đi một nơi”.
- Nhưng người biên soạn SGK đã chọn từ chia li vì từ này mang sắc thái cổ xưa, phù hợp với văn bản thơ cổ hơn, gợi ra cảnh ngộ của người chinh phụ xưa rõ ràng hơn.