Quan hệ từ – Văn 7
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,… giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
Ví dụ:
– quan hệ sở hữu: Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều.
– quan hệ so sánh: (………………… ) tên là Mị Nương, người đẹp như hoa,……….
– quan hệ nhân quả: Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
2. Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ (nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa). Cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được, không dùng cũng được).
Ví dụ:
Bắt buộc phải dùng: Lòng tin của nhân dân (Nếu nói Lòng tin nhân dân, nghĩa sẽ khác, không rõ)
Không bắt buôc dùng: Khuôn mặt cô gái (Khuôn mặt của cô gái)
3. Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp.
Ví dụ:
– Nếu đêm nay nhiều sao thì ngày mai trời sẽ nắng.
– Tuy còn bé nhưng em Nam rất chăm học và học giỏi.
(Các em tìm thêm những cặp quan hệ từ khác và đặt câu với những cặp quan hệ từ đó).
B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI
I. Thế nào là quan hệ từ?
Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như: sở hữu, so sánh, nhân quả,… giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn gồm:
– Quan hệ sở hữu:
Ví dụ: Phong trào ấy là sự tiến bộ, là niềm hi vọng, là vinh quang của thế giới.
(Et-môn-đô đơ A-mi-xi)
– Quan hệ so sánh:
Ví dụ: Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình.
(Ét-môn-đô đơ A-mi-xi)
– Quan hệ nhân quả:
Ví dụ: Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.
(Khánh Hoài)
1. Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy xác định quan hệ từ trong những câu sau:
a) Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều.
(Khánh Hoài)
Quan hệ từ sở hữu: của.
b) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu.
(Sơn Tinh – Thuỷ Tinh)
Quan hệ từ so sánh: như.
c) Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
(Tô Hoài)
Quan hệ từ nhân quả: bởi… nên.
d) Mẹ thường nhân lúc con ngủ mà làm vài việc của riêng mình. Nhưng hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả.
(Lý Lan)
Quan hệ từ chỉ sự đối lập: nhưng.
2. Các quan hệ từ nói trên liên kết những câu nào với nhau? Nêu ý nghĩa của mỗi quan hệ từ.
a) Quan hệ từ của liên kết các bộ phận của câu: đồ chơi và chúng tôi. Đây là quan hệ từ có ý nghĩa sở hữu.
b) Quan hệ từ như liên kết các bộ phận của câu: người đẹp và Đây là quan hệ từ có ý nghĩa so sánh.
c) Quan hệ từ bởi… nên liên kết các bộ phận của câu: bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Đây là quan hệ từ có ý nghĩa nhân quả.
d) Quan hệ từ nhưng liên kết câu với câu: Mẹ thường nhăn lúc con ngủ mà làm vài việc của riêng mình nhưng hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả. Đây là quan hệ từ có ý nghĩa chỉ sự đối lập.
II. Sử dụng quan hệ từ
* Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Tuy nhiên, cũng có những trưòng hợp có thể dùng hoặc không dùng cũng được.
– Những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ:
Ví dụ: Làm việc ở nhà. (khác với Làm việc nhà.)
– Có thể dùng hoặc không dùng quan hệ từ:
Ví dụ: Giỏi về toán. (giống với Giỏi toán.)
* Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp (tham khảo thêm ở bài tập 2).
– Vì, bởi vì, bởi… nên, cho nên.
Ví dụ: Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
(Tô Hoài)
– Tuy, mặc dù… nhưng.
Ví dụ: Tuy trời đã không mưa mấy ngày nay nhưng đường vẫn còn lầy lội và rất khó đi lại.
1. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ, trương hợp nào không bắt buộc phải có?
– Trường hợp bắt buộc phải có quan hệ từ:
b) Lòng tin của nhăn dân.
d) Nó đến trường bằng xe đạp.
g) Viết một bài văn vê phong cảnh Hồ Tây.
h) Làm việc ở nhà.
– Những trường hợp không bắt buộc phải có quan hệ từ:
a) Khuôn mặt của cô gái. (Có thể viết: Khuôn mặt cô gái.)
c) Cái tủ bằng gỗ mà anh vừa mới mua (Có thể viết: Cái tủ gỗ anh vừa mới mua)
e) Giỏi về toán. (Có thể viết: Giỏi toán.)
i) Quyển sách đặt ở trên bàn. (Có thể viết: Quyển sách đặt trẽn bàn.)
2. Tìm các quan hệ từ có thể dùng thành cặp các quan hệ từ sau:
Nếu, giá như, ví như, ví thử… thì…
Vì, do, bởi, tại, bởi vì, tại vì… nên, cho nên…
Tuy, mặc dù, dù… nhưng…
Hễ… thì…
Sở dĩ… là vì…
3. Đặt câu với các quan hệ từ vừa tìm được:
– Nếu, giá như, ví như, ví, ví thử… thì…
Nếu bạn chăm chỉ học thì nhất định kết quả của bạn sẽ cao.
-Vì, do, bởi, tại, bởi vì, tại vì… nên, cho nên…
Vì mải chơi nên nó bị cô giáo phạt.
– Tuy, mặc dù, dù… nhưng…
Mặc dù mấy hôm nay trời mưa nhưng những cánh đồng vẫn trong tình trạng khô hạn.
-Hễ… thì…
Hễ bạn đọc xong quyển sách ấy thi cho tớ mượn nhé!
-Sở dĩ… là vì…
Sở dĩ Lan luôn đạt điểm cao trong các kì thi là vì bạn ấy rất chăm học.
C. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
1. Bài tập này yêu cầu các em xác định các quan hệ từ trong đoạn đầu văn bản cổng trường mở ra từ Vào đêm trước ngày khai trường của con đến trong lòng con không còn mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ.
Để xác định các quan hệ từ có trong đoạn văn, các em cần:
– Đọc kĩ đoạn văn trong văn bản cổng trường mở ra.
– Chú ý gạch chân những từ chỉ quan hệ so sánh, sở hữu, nhân quả,… Đó chính là các quan hệ từ các em cần phải tìm.
Trên cơ sở đó, các em có thể tìm được các quan hệ từ sau:
– vào (đêm trước ngày khai trường)
– của (con)
– với (con dễ dàng)
– như (uống một li sữa)
– của (con tựa nghiêng)
– và (thỉnh thoảng)
– như (đang mút kẹo)
– còn (bây giờ)
– vào (đêm trưốc ngày sắp đi chơi)
– mà (không sao nằm yên được)
– nhưng (mẹ chỉ dỗ một lát)của (ngày khai trường)
– nhưng (cũng như trước)
– trong (lòng con)
2. Bài tập này yêu cầu các em điền những quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn.
Để làm được bài này, các em cần:
– Đọc kĩ đoạn văn.
– Xem xét những từ trước và sau chỗ trống có quan hệ với nhau như thế nào, thuộc quan hệ nào trong số các quan hệ đã học.
– Chọn quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Các em có thể điền như sau:
Lâu lắm rồi nó mới cởi mở với tôi như vậy. Thực ra, tôi và nó ít khi gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng tôi ăn cơm cùng nó. Buổi tôi tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi với cái vẻ mặt đợi chò đó. Nếu tôi lạnh lùng thì nó lảng đi. Tôi vui vẻ và tỏ ý muôn gần nó, cái vẻ mặt ấy thoắt biến đi thay vào khuôn mặt tràn trề hạnh phúc. (Theo Nguyễn Thị Thu Huệ)
3. Bài tập này yêu cầu các em xác định câu nào đúng, câu nào sai trong các câu dẫn trong SGK, trang 98.
Các em lưu ý, các câu trích dẫn thuộc hai kiểu câu:
– Kiểu câu dùng quan hệ từ.
– Kiểu câu không dùng quan hệ từ.
Do đó, các em phải xem xét việc dùng hay không dùng quan hệ từ có tạo cho câu tính lôgíc, mạch lạc hay không. Từ đó, có thể xác định đâu là câu đúng, đâu là câu sai.
Cụ thể:
– Câu đúng:
b) Nó rất thân ái với bạn bè.
d) Bố mẹ rất lo lắng cho con.
g) Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con.
i) Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam,
k) Tôi tặng anh Nam quyển sách này.
l) Tôi tặng cho anh Nam quyển sách này.
– Câu sai:
a) Nó rất thăn ái bạn bè.
c) Bố mẹ rất lo lắng con.
e) Mẹ thương yêu không nuông chiều con.
h) Tôi tặng quyển sách này anh Nam.
4. Bài tập này nêu hai yêu cầu:
– Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng quan hệ từ.
– Gạch dưới các quan hệ từ có trong đoạn văn.
Các em có thể tham khảo đoạn văn sau:
Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc sàn nhà nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ. Và chủ nhân của chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
(Lê Anh Trà)
5. Bài tập này yêu cầu các em phân biệt ý nghĩa của hai câu có quan hệ từ nhưng dẫn trong SGK, trang 99.
Trong tiếng Việt, khi sử dụng quan hệ từ nhưng trong câu thì vế được nhấn mạnh là vế thứ hai.
– Nó gầy nhưng khỏe. (Câu này nhấn mạnh tối tình trạng khỏe của nó và mang tính tích cực.)
– Nó khỏe nhưng gầy. (Câu này nhấn mạnh tới thể trạng gầy của nó và mang tính tiêu cực.)