Ngôn ngữ của chó là điều mà chúng ta vẫn thường xuyên tò mò. Trong nhiều trường hợp không hiểu về ngôn ngữ khiến giao tiếp sai lệch.
Đây là hiện tượng chó không hiểu bạn muốn gì và bạn cũng không biết chó muốn gì. Việc này có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa bạn và cún cưng.
Một ví dụ điển hình cho việc hiểu sai là chủ nuôi thường lầm tưởng rằng khi chó vẫy đuôi hoặc hôn con người thì chúng đang hạnh phúc.
Tuy nhiên không phải lúc nào cũng như vậy. Có những con chó hung dữ sẽ vẫy đuôi khi đánh nhau, và những con chó đang lo lắng thường hôn con người để tự trấn an.
Đó là lý do bạn cần học cách phân biệt khi nào chó bình tĩnh, lo lắng và hung dữ. Học được ngôn ngữ của chó sẽ giúp bạn tránh được những tình huống không mong muốn.
Chó nói chuyện mọi lúc. Chó đang cố nói với chúng ta như cách chúng ta giao tiếp với nhau. Vấn đề là chúng ta không hiểu chó nói gì.
Chó không có khả năng học ngôn ngữ của con người, vì vậy chúng ta phải học ngôn ngữ của chó để có thể hiểu được chúng.
🔹 Tuổi thọ của chó tối đa bao nhiêu năm?
Ngôn ngữ của chó khi thoải mái/lo lắng/tức giận
Để hiểu được ngôn ngữ của chó, bạn cần phải chú ý đến các tư thế, cử động và cử chỉ trên khuôn mặt cụ thể như sau:
Biểu hiện khi chó thư giãn
- Tư thế – Thả lỏng cơ thể; có thể ghì hai chân trước xuống đất và chổng mông lên (tư thế play bow) hoặc ngọ nguậy
- Đuôi – Đuôi thả lỏng thoải mái; có thể vẫy
- Tai – Tai thả lỏng
- Mõm – Có thể mở mõm và thè lưỡi ra, hoặc ngậm mõm lại
- Mắt – Kích thước đồng tử bình thường
- Ăn – Thèm ăn và sẵn sàng để ăn. Xem thêm: 16 mẹo kích thích chó biếng ăn
Biểu hiện khi chó lo lắng
- Tư thế (và lông) – Dựng lông trên vai và lưng; có thể lăn qua lăn lại và nhấc một chân trước trên
- Mõm – Có thể trưng ra một nụ cười phục tùng (cười ngoác miệng), hoặc có thể thở hổn hển, liếm môi và / hoặc ngáp
- Tai – Cụp ra sau
- Mắt – Mắt cá voi (lòng trắng mắt chỉ xuất hiện ở viền mắt), đồng tử giãn hoặc ánh mắt đảo qua đảo lại
Biểu hiện khi chó tức giận, hung dữ
- Tư thế – Cơ bắp co lại, trọng lượng dịch chuyển trở lại và thấp xuống mặt đất; cũng có thể lăn qua để lộ bụng hoặc nâng một chân lên
- Lông – Dựng lên
- Đuôi – Có thể cụp hoặc thả thấp xuống đất; có thể vẫy chậm hoặc nhanh
- Mõm – Căng ra, có thể gầm gừ, thở hổn hển, liếm môi, nhai hoặc ngáp
Gây hấn và trở nên hung dữ thực sự là một hình thức giao tiếp, một cách thể hiện ngôn ngữ tự nhiên, bình thường đối của chó. Nếu chó nhận thấy có mối đe dọa, chúng sẽ tự trở nên hung dữ để bảo vệ bản thân mình.
Tuy nhiên, việc con người sợ chó là hoàn toàn bình thường bởi vì trông chó lúc đó rất đáng sợ, đặc biệt là khi đang đi đường tự nhiên chó xồ ra.
Những con chó hung dữ cũng có thể làm nhân viên thú y sợ hãi. Đặc biệt khi nhân viên thú y bước vào phòng khám và thấy chó ngáp hoặc liếm môi, đó có nghĩa là “Lùi lại đi. Đừng có đụng đến tui không thì ăn đủ đấy.”
🔹 Dấu hiệu nhận biết chó khôn cực hay
10 dấu hiệu ngôn ngữ cho thấy chó đang vui vẻ, không quạu
- Mắt và mí mắt ở trạng thái thư giãn, chớp mắt nhiều. Ánh mắt chó dịu dàng, lông mày giãn ra bình thường. Tai chó cũng bình thường. Mõm hơi há ra để lộ một vài chiếc răng (chứ không phải là nhe răng), có thể lè lưỡi hoặc thậm chí mỉm cười.
- Cơ thể ở tư thế thoải mái chứ không căng thẳng. Đuôi chó giơ lên cao và vẫy một cách thích thú. Toàn thân chó ngọ nguậy. Ngoài ra, đuôi chó có thể vẫy nhẹ hơn hoặc chậm hơn.
- Không cắn phá lung tung kể cả khi không có ai trông nom chó. Chó được rèn luyện thể chất sẽ hạnh phúc hơn. Những con chó chán nản, không hay tập thể dục hoặc bị cách ly, tâm trạng lo lắng sẽ có xu hướng phá hoại cao.
- Chó thích vui chơi. Chó luôn sẵn sàng đi chơi, đi dạo hoặc ngồi trên xe. Việc chó thích tập thể dục và vui chơi suốt ngày là rất bình thường, nên nếu chó không còn thích vui chơi nữa, chó có thể đã bị mắc các loại bệnh – và đó là lúc bạn nên cho chó đi khám.
- Chó phơi bụng ra và lè lưỡi để thể hiện sự vui vẻ.
- Chó vui vẻ rất hay thèm ăn. Điều đó cho thấy chó vừa hạnh phúc vừa khỏe mạnh. Khi chó bắt đầu có những sự thay đổi trong cách ăn uống, đó là triệu chứng của một loại bệnh mà chó mắc phải.
- Chó thường sủa khi phát hiện những mối đe dọa – nhưng đó là tiếng sủa kiểu đề phòng và cẩn trọng. Còn khi vui vẻ tiếng chó sủa thường có cao độ cao hơn và nghe chẳng giống đang đe dọa người ta chút nào.
- Chó dính vào người bạn. Khi vui vẻ chó sẽ ghì lấy tay bạn và tựa vào hoặc dính vào người bạn bất cứ khi nào có cơ hội.
- Chó ghì hai chân xuống đất và chổng mông lên để thể hiện tư thế play bow. Đó là lúc chó vui vẻ muốn bạn chơi với chúng.
- Chó rất vui mừng, háo hức khi nhìn thấy bạn, kể cả khi bạn vừa đi làm về hoặc thậm chí bước từ nhà vệ sinh ra.
Ngôn ngữ của chó khá đơn giản để chú ý và hiểu. Khi bạn hiểu rõ cún cưng của mình, việc giao tiếp sẽ trở nên hiệu quả hơn và bạn cũng sẽ đáp ứng được những gì cún cưng muốn. Chúc các bạn thành công trong việc hiểu cún cưng của mình!
XEM THÊM BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:
- Chó sợ hãi có dấu hiệu thế nào?
- Top biểu hiện cảm xúc của chó và ý nghĩa đằng sau
📍 Gọi 0707.76.07.96 Để Mua Đồ Ăn – Phụ Kiện Thú Cưng Giá Rẻ
📍 Tư vấn trực tuyến tại: m.me/PetShopSaigon.vn
Pet Shop Sài Gòn là cửa hàng cung cấp thức ăn cho chó, thức ăn cho mèo, cát vệ sinh, sữa tắm cho chó, sữa tắm cho mèo, phụ kiện sỉ lẻ hàng đầu tại TP.HCM.
✅ Shop cho chó: https://petshopsaigon.vn/shop-cho-cho
✅ Shop cho mèo: https://petshopsaigon.vn/shop-cho-meo
✅ Shop thú y: https://petshopsaigon.vn/danh-muc/shop-thu-y
MUA NGAY nhận 🔰 FREE Ship 🔰 Giảm giá SHOCK 🔰 Quà tặng HẤP DẪN