Nho giáo là một khái niệm cũng khá quen thuộc mà có lẽ ai cũng đã từng bắt gặp. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nho giáo.
Nho giáo là gì? Để hiểu rõ về nội dung này Chúng tôi xin mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây về vấn đề Nho giáo là gì?
Nho giáo là gì?
Nho giáo còn gọi là đạo Nho hay đạo Khổng là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển với mục đích xây dựng một xã hội hài hòa, trong đó con người biết ứng xử theo lẽ phải và đạo đức, đất nước thái bình, thịnh vượng.
Ý nghĩa của chữ “Nho” là để chỉ nhưng người có học thức, biết phép cư xử và lễ nghĩa. nhà Nho, Nho sĩ hay Nho sinh là những người có tư tưởng và lối sống theo các tư tưởng được đề cập đến trong Nho giáo.
Tôn chỉ chính của Nho giáo bao gồm 3 điều, cụ thể như sau:
– Con người và vạn vật trời đất đều có tương thông với nhau
– Mọi việc đều phải lấy thực nghiệm để chứng minh
– Lấy trực giác và năng khiếu để tìm hiểu làm rõ vạn vật
Có thấy rằng tư tưởng nho giáo có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam.
Nguồn gốc hình thành Nho giáo
Nho giáo do Khổng tử và các đồng môn sáng lập nên và phát triển. Nguồn gốc của Nho giáo bắt nguồn từ Trung Quốc, sau đó Nho giáo đã phát triển và vượt ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc và ảnh hưởng mạnh mẽ lên văn hóa của các nước trong khu vực Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên và cả Việt Nam chúng ta.
Sự ảnh hưởng của Nho giáo đến Việt Nam
– Tư tưởng Nho giáo có sự ảnh hưởng rất lớn đến Việt Nam được thể hiện qua những khía cạnh như sau:
Xem thêm:
Nho giáo đã làm cho con người có sự đối xử nhân ái, khoan dung, độ lượng với nhau. Con người có thái độ và hành vi ứng xử với nhau theo thứ bậc, theo khuôn phép. Xét theo phương diện pháp luật thì lễ của Nho giáo có tác dụng tích cực trong việc duy trì trật tự, kỷ cương của xã hội, ngày nay chúng ta có thể kế thừa. Trong gia đình phải có gia pháp thì mới có trên có dưới. Điều này đã tạo cho con người nếp sống trên kính dưới nhường. Điều này giúp con người sống có đạo đức và trách nhiệm cũng như nghĩa vụ đối với gia đình và xã hội.
Nho giáo chú trọng đến vấn đề tu dưỡng đạo đức cá nhân, đặc biệt là chú ý đến đạo đức người cầm quyền. Nho giáo đã đề cao việc cai trị dân bằng đạo đức, bằng nhân nghĩa, bằng lễ giáo.
– Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực thì Nho giáo cũng có những ảnh hưởng tiêu cực như sau:
Tư tưởng của Nho giáo là coi trọng đạo đức tình nghĩa do đó mà làm cho nhiều người quá coi trọng đạo đức trong công việc, không phân biệt được giữa tình cảm và công việc dẫn đến việc thiếu công bằng, công tư phân minh, buông lỏng kỷ cương phép nước và vi phạm pháp luật.
Việc coi trọng lễ và cách giáo dục con người theo lễ một cách cứng nhắc, bảo thủ
là cơ sở cho tư tưởng tôn ti, đề cao địa vị, coi thường lớp trẻ,trọng nam khinh nữ… và những ảnh hưởng này còn mãi cho đến hiện nay khó có thể thay đổi.
Sự giáo dục và tu dưỡng đạo đức của Nho giáo còn mang tính cứng nhắc đã tạo nên những con người sống theo khuôn mẫu, hành động một cách thụ động. Những tàn dư tư tưởng trên đang làm cản trở và gây khó khăn cho việc xây đựng đạo đức mới và xã hội mới ở nước ta hiện nay
Trên đây là bài viết liên quan đến vấn đề Nho giáo là gì? Chúng tôi hi vọng rằng qua bài viết, sẽ giúp Qúy bạn đọc nắm rõ về nội dung này.