Trong các ngôn ngữ trên thế giới thì tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ khá là phức tạm bởi ngữ pháp của nó bao gồm rất nhiều kiểu câu, cũng như thể hiện nhiều nghĩa khác nhau. Và sau đây để làm rõ hơn về ngôn ngữ tiếng việt tại bài viết này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu về một thuật ngữ thường rất hay xuất hiện trong giao tiếp và trong văn viết của tiếng Việt, đó là phó từ.
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Phó từ là gì?
Không phải ngẫu nhiên mà thuật ngữ này lại có tên gọi là phó từ, mọi từ ngữ khi có tên gọi đầu mang một ý nghĩa riêng của nó đối với thuật ngữ phó từ, từ “phó” nó có ý nghĩa giống như là từ lớp phó hay phó phó chủ tịch,… dùng để hỗ trợ, giúp đỡ một cái gì đó giúp nó có thể hoàn thành chức năng của mình và trong ngôn ngữ thì phó từ dùng để đi kèm hỗ trợ cho các từ ngữ khác như trạng từ, động từ,…
Nếu nói đến phó từ chắc hẳn chúng ta hầu hết ai cũng đã từng học qua những kiến thức về từ phó từ trong chương trình đào tạo Trung học cơ sở, những do ít được sử dụng mà hao mòn dần kiến thức bởi lẽ trong giao tiếp hay trong văn viết chúng ta thương ít khi nói đến những thuật ngữ của ngôn ngữ mặc dù được sử dụng thường xuyên.
Theo sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6, thì phó từ có thể hiểu là những từ được sử dụng để đi kèm với các động từ, tính từ, trạng từ. Mục đích có phó từ khi sử dụng phó chính là hỗ trợ, trợ giúp cho trạng từ, động từ, tính từ rõ nghĩa hơn trong giao tiếp và trong văn viết.
Phó từ không có khả năng gọi tên sự vật, hành động và tính chất như danh từ, động từ và tính từ. Chính vì vậy, phó từ là một loại hư từ còn danh từ, động từ, tính từ là những thực từ. Phó từ không đi kèm với danh từ mà chỉ đi kèm với tính từ, động từ.
Ví dụ về phó từ:
– Mẹ em đi làm đã về (quan hệ thời gian).
– Công viên hòa bình rất to (phó từ chỉ mức độ).
– Ông nội em vẫn đang đọc báo (sự tiếp diễn tương tự).
Xem thêm: Sự vật là gì? Các danh từ chỉ sự vật? Ví dụ về từ chỉ sự vật?
– Hôm nay mẹ em không đi làm (sự phủ định).
– Em đi vào lớp với vẻ hốt hoảng (khả năng).
– Xin hãy im lặng để tôi nghe cô giáo giảng bài.
Lưu ý về phó từ:
Trong câu phó từ chỉ có vai trò là hư từ, vì vậy không thể dùng để gọi tên một tính chất, hành động, đặc điểm hay sự vật nào đó.
Các từ có thể được dùng để gọi tên tính chất, hành động, đặc điểm hay sự vật gọi là thực từ. Là những từ như động từ, danh từ hay tính từ.
Phó từ không thể đi kèm và bổ sung ý nghĩa cho danh từ mà chỉ có thể được dùng với tính từ và động từ. Ví dụ: Có thể nói rằng “sẽ trở lại”, “rất đẹp” chứ không thể nói “sẽ giáo viên” hay “rất công nhân”.
Trong từ điểm và các thuật ngữ về ngữ pháp tiếng anh thì Phó từ được gọi Adverbs.
Xem thêm: Từ đồng âm là gì? Phân loại, ví dụ từ đồng âm trong tiếng Việt?
2. Phân loại phó từ:
Để sử dụng phó từ một cách dễ dàng và hiệu quả, tránh gây ra tình trạng nhầm lẫn khi sử dụng trong giao tiếp hay trong văn viết thì phó từ được chia làm hai loại dựa theo vị trí trong câu của phó từ với các động từ, tính từ. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, Phó từ đứng trước động từ, tính từ. Có tác dụng làm rõ nghĩa liên quan đến đặc điểm, hành động, trạng thái,…được nêu ở động – tính từ như thời gian, sự tiếp diễn, mức độ, phủ định, sự cầu khiến. Cụ thể:
Phó từ quan hệ thời gian như: Đã, sắp, từng,…
Ví dụ: Tuấn anh đã từng yêu cô ấy. Trong câu này thì phó từ được sử dụng ở đây là từ “đã từng” giúp biểu thị khoảng thời gian trong quá khứ để hỗ trợ thể hiện trạng thái của người tên Tuấn anh đã có mối quan hệ tình cảm với một cô gái nào đó.
Phó từ chỉ mức độ như: Rất, khá…
Ví dụ: Cô ấy rất thích chiếc ô tô đằng kia. Trong câu này thì phó từ được sử dụng là từ “rất” được đặt ở vị trí trước động từ thích để nhấn mạnh mức độ của hành động thích của một cô gái đối với một chiếc ô tô.
Phó từ chỉ sự tiếp diễn như: Vẫn, cũng…
Ví dụ: Trời vẫn đang mưa rất to. Trong câu này thì phó từ được sử dụng ở đây là từ “vẫn” dùng để thể hiện một trạng thái liên tục của thời tiết là trời mưa và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Xem thêm: Danh từ là gì? Cụm danh từ là gì? Phân loại và ví dụ vụ thể?
Phó từ chỉ sự phủ định như: Không, chẳng, chưa…
Ví dụ: Tôi không đi mua đồ chơi vào trời mưa. Trong câu này phó từ được sử dụng ở dây là từ “Không” thể hiện hành động phủ định của người sử dụng rằng họ sẽ không đi mua đồ chơi khi trời mưa.
Phó từ cầu khiến như: Hãy, thôi, đừng, chớ…
Ví dụ: Xin anh hãy giúp em vượt qua kì thi này. Trong câu này thì phó từ được sử dụng ở đây là từ “Hãy” thể hiện sự hành động yêu cầu nhờ giúp đỡ của người nói với một người anh trong mối quan hệ của người nói hướng đến mục đích có thể vượt qua được kỳ thi sắp tới của người nói.
Thứ hai, Phó từ đứng sau động từ, tính từ. Thông thường nhiệm vụ phó từ sẽ bổ sung nghĩa như mức độ, khả năng, kết quả và hướng. Nếu như ở loại thứ nhất các từ chỉ phó từ thường đứng ở vị trí trước động từ và tính từ thì ở dụng này phó từ lại đứng sau để bổ trợ cho động từ và tính từ, để làm rõ hơn ta sẽ đi vào phân tích một số ví dụ sau đây
Đối với Phó từ bổ nghĩa về mức độ như: Rất, lắm, quá.
Ví dụ:
Chiếc xe ô tô đó chạy rất nhanh khi trên đường cao tốc. Trong câu này thì phó từ được sử dụng trong câu là từ “rất” để hỗ trợ cho động từ chạy của một chiếc ô tô có mức độ vận tốc rất nhanh khi di chuyển.
Xem thêm: Từ đồng nghĩa là gì? Cách phân loại và ví dụ từ đồng nghĩa?
Ngày hôm nay tôi đã làm quá nhiều việc. Trong câu này phó từ được sử dụng trong câu là từ “quá” nhiệm vụ của nó là để hỗ trợ cho mức độ hoạt động của động từ làm một công việc nào đó của người nói.
Đối với phó từ về khả năng như: Có thể, có lẽ, được.
Ví dụ:
Nếu tôi đi đúng giờ có lẽ tôi đã không bị phạt. Trong câu này thì phó từ được sử dụng ở đây là từ “có lẽ” việc sử dụng cụm từ này sẽ giúp hỗ trợ thể hiện khả năng phán đoán của người nói rằng mình sẽ không bị phạt nếu đi làm đúng giờ.
Nếu tôi tỏ tình vào hôm ý có thể cô ấy sẽ đồng ý. Trong câu này thì phó từ được sử dụng ở đây là từ “có thể” để giúp hỗ trợ cho trạng thái của người nói khi có nhận đình về sự thành công của mình khi thực hiện hành động tỏ tình với một cô gái.
Đối với phó từ về kết quả như: Ra, đi, mất.
Ví dụ:
Nếu tôi cố níu kéo thì cô ấy sẽ không bỏ đi. Trong câu này thì phó từ được sử dụng ở đây là từ “đi” nhiệm vụ của nó là để hỗ trợ cho động từ chỉ kết quả bỏ đi của cô gái
Xem thêm: Từ trái nghĩa là gì? Các loại từ trái nghĩa? Ví dụ từ trái nghĩa?
Nếu tôi bộc hàng kỹ càng thì đã không bị mất hàng. Trong câu này thì phó từ được sử dụng ở đây là từ “mất” nhiệm vụ của nó là để hỗ trợ nhấn mạnh cho kết quả mất hàng từ hành động không bộc hàng kỹ càng của người nói.
3. Ý nghĩa của phó từ:
Phó từ đi kèm với động từ và tính từ bổ sung ý nghĩa cho các từ loại này về các mặt:
– Bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian: Đang, sẽ, sắp, đương…
Ví dụ: Cụ ấy đang kể câu chuyện về người anh hùng Tnú. => “Đang” là phó từ chỉ ý nghĩa câu chuyện xảy ra ở hiện tại.
– Bổ sung ý nghĩa về mặt tiếp diễn, tương tự: vẫn, cũng…
Ví dụ: Ngoài vẽ tranh, tôi cũng viết truyện => “Cũng” là phó từ chỉ sự tiếp diễn hai nghề của nhân vật “tôi”
– Bổ sung ý nghĩa về mức độ cho câu nói và văn viết của người sử dụng : rất, lắm, quá,…
Ví dụ: Bộ váy này rất đẹp => “rất” là phó từ chỉ mức độ đẹp trên mức bình thường của bộ váy
Xem thêm: Từ phức là gì? Cách tạo từ phức? Phân biệt với từ ghép?
– Bổ sung ý nghĩa về mặt phủ định cho câu nói và văn viết của người sử dụng: chẳng, chưa, không…
Ví dụ: Đứng trước hàng ngàn khán giả khiến tôi căng thẳng không nói nên lời. => “Không” thể hiện sự phủ định.
– Bổ sung ý nghĩa về mặt cầu khiến trong câu nói và văn viết của người sử dụng: đừng, thôi, chớ…
Ví dụ: Đừng làm gì có lỗi với bạn ấy => “Đừng” là phó từ chỉ sự cầu khiến không nên làm điều có lỗi.
– Bổ sung ý nghĩa về mặt khả năng về câu nói và văn viết của người sử dụng: có thể, có lẽ, không thể…
Ví dụ: Trong những năm tháng chiến đấu gian khổ, chúng ta có thể làm được những điều kì diệu.
– Bổ sung ý nghĩa về kết quả cho câu nói và văn viết của người sử dụng : mất, được…
Ví dụ: Con chuột nhân lúc mèo ta không để ý, chạy mất khỏi hang.
Xem thêm: Điệp từ là gì? Điệp ngữ là gì? Cách nhận biết và lấy ví dụ?
– Bổ sung ý nghĩa về tần số trong câu nói và văn viết của người sử dụng: thường,luôn…
Ví dụ: Chúng tôi thường thuyết trình về chủ đề về tài sản thừa kế trong các buổi học luật dân sự.
– Bổ sung ý nghĩa về tình thái cho câu nói và trong văn viết của người sử dụng: đột nhiên, bỗng nhiên…
Ví dụ: Ngôi sao băng đột nhiên lướt qua bầu trời.
4. Phân biệt phó từ với trợ từ:
Dựa trên ngữ pháp
Đối với phó từ thì vị trí thường đứng trước hoặc đứng sau từ chính, hay còn gọi là từ trung tâm
Đối với trợ từ thì vị trí có thể đứng đầu, giữa hoặc cuối câu, vì không có ảnh hưởng và mối quan hệ trực tiếp với từ chính nên trợ từ có thể bị lược bỏ mà câu vẫn đảm bảo kết cấu ngữ pháp
Dựa trên ngữ nghĩa
Xem thêm: Thành ngữ là gì? Tác dụng của thành ngữ? Lấy ví dụ minh họa?
Đối với phó từ thì giúp bổ sung và làm rõ nghĩa của từ trung tâm về mặt mức độ, thời gian, tần suất…
Đối với trợ từ thì giúp đem đến cho câu văn có thêm sắc thái nghĩa mới và cho phép người nói, người viết có thể thể hiện tâm tư tình cảm của mình hiệu quả một cách tốt hơn.