Cuối thế kỉ XX – đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển giai chủ nghĩa tư bản độc hay chủ nghĩa đế quốc, tiêu biểu là Anh, Pháp, Đức, Mĩ. Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc Đức là gì là câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm tìm kiếm.
Tình hình nước Đức cuối thế kỉ XX – đầu thế kỉ XX
Tình hình nước Đức cuối thế kỉ XX – đầu thế kỉ XX được thể hiện qua các mặt kinh tế, chính trị và ngoại giao. Cụ thể:
Về kinh tế nước Đức cuối thế kỉ XX – đầu thế kỉ XX:
Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh, Pháp). Sau ngày 18 – 1 – 1871 đất nước Đức được thống nhất Đức phát triển rất nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa. Trong những năm 1890 – 1914, khai thác than đá tăng gần 2,5 lần, trong khi ở Anh, Pháp tăng chưa được 2 lần ; về gang, Đức tăng gần 5 lần, còn Anh – hơn 1 lần, Pháp – hơn 2 lần. Về thép, Đức tăng 11 lần, còn Anh — 2 lần, Pháp – 8 lần. Sau vài thập niên, Đức vượt Pháp, đuổi kịp và vượt Anh, trở thành nước đứng đầu châu Âu, thứ hai thế giới (sau Mỹ) về sản xuất công nghiệp.
Năm 1913, sản lượng gang, thép của Đức gấp đôi Anh. Sự phát triển nhanh chóng của Đức là do giành được nhiều quyền lợi từ Pháp sau chiến tranh Pháp – Phổ và ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
Cuối thế kỉ XIX, quá trình tập trung sản xuất, tập trung tư bản đã diễn ra ở Đức, dẫn đến việc hình thành các công tỉ độc quyền về luyện kim, than đá, điện, hoá chất… chi phối nền kinh tế Đức. Điển hình là công ti than đá vùng Rai-nơ – Ve-xphơ-len thành lập năm 1893, đến năm 1910 đã kiểm sóat hơn 50% tổng sản lượng than toàn quốc và 95% sản lượng than vùng Rug (vùng công nghiệp lớn nhất của Đức).
Về chính trị nước Đức cuối thế kỉ XX – đầu thế kỉ XX: Đức theo thể chế liên bang. Mặc dù có Hiến pháp, có Quốc hội, Đức vẫn là nhà nước chuyên chế dưới sự thống trị của quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền.
Về ngoại giao nước Đức cuối thế kỉ XX – đầu thế kỉ XX:
+ Nhà nước đó thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động : để cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, tích cực chạy đua vũ trang.
+ Nước Đức tiến sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn đất đai trên thế giới đã trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của Anh, Pháp. Như “con hổ đói đến bàn tiệc muộn”, giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường, chia lại các khu vực ảnh hưởng trên thế giới. Chủ nghĩa đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.
Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc Đức là gì?
Như vậy với những phân tích về tình hình Đức cuối thế kỉ XX – đầu thế kỉ XX cho thấy đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc Đức là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến.
Khi nước Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, tầng lớp quý tộc tư sản vẫn giữ vai trò quan trọng. Đường lối đối ngoại của Đức là công khai đòi chia lại thị trường và thuộc địa, ráo riết chạy đua vũ trang để thỏa mãn nhu cầu của giới cầm quyền. Tính chất quân phiệt hiếu chiến là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Đức.
Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào nắm được nội dung Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc Đức là gì?. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.