Trong văn học, thơ ca, chắc hẳn ai cũng đã không ít lần bắt gặp cụm từ “Một nắng hai sương”. Thế nhưng, liệu bạn đã biết rõ ý nghĩa của thành ngữ này, và tại sao lại dùng “một nắng” và “hai sương” hay chưa?
1. “Một nắng hai sương” nghĩa là gì?
Hiểu nôm na, thành ngữ “một nắng hai sương” ám chỉ việc những người làm nghề nông luôn làm lụng vất vả, dầm mưa dãi nắng suốt một ngày trời! Tuy nhiên, khi giải nghĩa từ “nắng” và “sương” trong câu thành ngữ, người ta chia thành 2 luồng ý kiến khác nhau.
Ý kiến 1:
Đây là thành ngữ nói đến thời gian làm việc kéo dài từ sáng sớm trời còn sương đến tối muộn khi trời đã sương đã xuống. Trong câu thành ngữ “Một nắng hai sương” có 2 vế, “Một nắng” chỉ ánh nắng kéo dài nguyên một ngày (nguyên 1 ngày nắng). Trong khi đó, “hai sương” chỉ sương tối và sương sáng sớm.
Tại sao lại vận dụng yếu tố thời gian (nắng và sương) vào câu thành ngữ trên?
Từ lâu, sương và nắng là những yếu tố tự nhiên giúp người làm nông trong kinh nghiệm phơi lúa, lạc, đỗ như: Đến mùa gặt lúa xong thì phải “phơi hai sương ba nắng”, tức là khi đã đổ trải lúa ra đệm phơi thì chiều tối người ta sẽ túm đậy lại tại chỗ để mai phơi tiếp. Muốn phơi ba nắng thì lúa phải để ngoài trời 2 đêm (hai sương).
Qua đó, các yếu tố nắng, sương tượng trưng cho sự vất vả, gian truân của con người. Việc miêu tả về sự gắt gao của nắng, sự vắng lạnh của sương kéo dài liên tục trong 1 ngày cũng tượng trưng cho sự chịu đựng, lặng lẽ triền miên từ sáng sớm đến chiều tối của người làm nông.
Ý kiến 2:
Câu tục ngữ “Một nắng hai sương” sử dụng cấu trúc “một A hai B”. Trong đó, hai trạng thái A và B sẽ luân phiên cho nhau nên có thể xem đây là loại thành ngữ được cấu tạo theo quy tắc đối và điệp.
Trong văn học Việt Nam, chúng ta thường bắt gặp những câu tục ngữ, thành ngữ sử dụng cấu trúc “một A hai B” như:
- Một vừa hai phải: Không vừa thì cũng phải (luôn ở mức độ vừa phải)
- Một sống hai chết: Nói lên sự quyết liệt, không sống thì chết
- Một ngày vãi chài hai ngày phơi lưới: Tần suất làm việc thất thường, gián đoạn, nói lên tính kiên trì trong lao động.
Trong câu “Một nắng hai sương”, thứ tự thời gian nhắc đến diễn ra theo trình tự “một nắng” rồi đến “hai sương”, tạo cho người đọc cảm giác nhiều và liên tục. Đặc biệt các từ chỉ số lượng một, hai có tác dụng nhấn mạnh mức độ và luân phiên cho nhau. Từ đó, “một nắng hai sương” nói đến việc “không gặp nắng thì lại gặp sương”, hay “hết nắng rồi lại đến sương”, miêu tả rất hợp lý về sự lam lũ, nhọc nhằn sớm hôm.
Theo cách hiểu này thành ngữ một nắng hai sương có thể được sử dụng linh hoạt dưới những dạng thức biến thể khác nhau như hai sương một nắng, một sương hai nắng. Nhưng chung quy đều nói đến sự gian truân, vất vả của người nông dân. Câu thành ngữ như muốn nhắc nhở chúng ta nên biết ơn đến những người lao động đã cực khổ ngày đêm để tạo ra những sản phẩm, lương thực phục vụ cộng đồng.
Xem thêm: Tổng hợp 58 câu tục ngữ ca dao về lao động sản xuất
2. Cách dùng thành ngữ một nắng hai sương
Bạn có thể đặt câu với thành ngữ một nắng hai sương như sau:
- Thương thay những người nông dân lam lũ, một nắng hai sương, để làm ra những hạt gạo cho chúng ta.
- Để chăm lo từng cái ăn cái mặc, mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con.
3. Những tục ngữ, thành ngữ, ca dao đồng nghĩa với “Một nắng hai sương”
Câu thành ngữ “Một nắng hai sương” ám chỉ sự gian nan, chịu đựng của những người làm nông. Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam, chúng ta cũng thường bắt gặp những câu nói mang ý nghĩa tương tự như:
- Tảo tần một nắng hai sương, Nuôi con khôn lớn, trăm đường khó khăn.
- Cổ cày vai bừa
- Chân lấm tay bùn
- Đói đầu gối phải bò
- Đầu tắt mặt tối
- Trèo lên chót vót ngọn gòn Thấy em gò má trắng, mặt tròn anh muốn hun Thân em chân lấm tay bùn Mặt em khét nắng mà anh hun nỗi gì?
- Em tham nơi quần rộng áo dài Nên em phải vác hai vai hai cày Em về em lấy anh đây Hai vai hai cày anh lại vác cho.
- Vì tằm, em phải chạy dâu Vì chồng, em phải qua cầu đắng cay.
- Cước thoáng con no, cước to con đói.
- Tối trời ngời cá.
Xem thêm: 40 câu tục ngữ về con người và xã hội được dùng hằng ngày
Vậy là bạn đã nắm rõ khái niệm “một nắng hai sương” là gì. Thành ngữ này khuyên nhủ chúng ta nên cảm thấy biết ơn và trân trọng hơn đối với công sức của những người lao động, từ đó cố gắng tạo nên nhiều giá trị có ích hơn cho đời.
Nguồn ảnh: Internet