I. NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP THƠ VĂN
Một người con chí hiếu! Nguyền Đình Chiểu (1822 – 1888) hiệu là Hối Trai, người tỉnh Gia Định, xuất thân gia đình nhà Nho, thời niên thiêu trải qua nhiều bất hạnh. Năm 1843, đỗ tú tài. Năm 1846, ra Huế chuẩn bị thi tiếp. Năm 1849, sắp thi thì mẹ mất phải bỏ thi trở về Nam chịu tang. Dọc đường do thương khóc nhiều nên bị mù cả đôi mắt.
Gắn bó vái nhân dân: Nỗi bất hạnh không đè bẹp nổi ý chí hành đạo cứu đời của chàng trai giàu nghị lực và khí tiết ấy, Nguyễn Đình Chiểu về Gia Định mở trường dạy học. Danh tiếng “Cụ Đồ Chiểu” vang khắp miền Lục tỉnh, ông còn bôc thuốc chữa bệnh cho dân với tâm lòng nhân ái bao la. Đặc biệt hơn là những tác phẩm của nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiếu cũng đã được truyền tụng khắp chợ cùng quê, được nhân dân yêu mến và trân trọng.
Yêu nước thiết tha, căm thù giặc sâu sắc: Khi thực dân Pháp đánh vào Gia Định (1859), tuy bị mù không thế cầm gươm giết giặc nhưng cụ Đồ Chiểu vẫn tích cực cùng các lãnh tụ nghĩa quân (Trương Định) bàn mưu tính kế đánh giặc. Giặc chiếm ba tỉnh miền Đông, ông lánh về Ba Tri. Giặc chiếm nốt ba tỉnh miền Tây, ông mù lòa phải ở lại nơi giặc chiêm nhưng quyết không hợp tác với chúng, dù chúng tìm mọi cách lôi kéo dụ dỗ. Nỗi đau mất nước nhà tan dồn lên đầu ngọn bút và tấm lòng ngời sáng như gương, nhà thơ mù đất Gia Định đã mãi mãi nêu cao một tấm gương yêu nước thương dân kiên trung, bất khuất. Theo nhà sử học Trần Văn Giàu: “Thua cuộc rồi,’ Nguyễn Đình Chiểu lưng vẫn thẳng, dầu vẫn cao, ngay cả kẻ thù, cũng phải kính nề” (Trần Văn Giàu – Vì sao tôi thích đọc Nguyễn Đình Chiểu).
– Quan điểm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu
+ Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Dâm mấy thằng gian bút chẳng tà.
+ Học theo ngòi bút chí công
Trong thơ cho ngụ tấm lòng xuân thu.
Ngòi bút cụ Đồ Chiểu là một ngòi bút chiến đấu, trong suốt cuộc đời sáng tác của mình, đã chiến đấu không mệt mỏi.
Tác phẩm chính của Nguyễn Đình Chiểu trước khi thực dân Pháp xâm lược: Truyện Lục Vân Tiên. Sau khi thực dân Pháp xâm lược Dương Từ – Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp, nhiều bài văn tế đặc sắc: Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc, Vãn tế Trương Định, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh và một số bài thơ Đường luật như: Chạy giặc, Thơ điếu Trương Dinh, Thơ điếu Phan Tòng…
Trong số các tác phẩm trên, xuât sắc hơn cả, tầm cớ hơn cả là truyện thơ Truyện Lục Vân Tiên và Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc. Truyện Lục Vân Tiên là một truyện thơ biểu dương dạo lí: “Trai thì trung hiếu, làm đầu. Gái thì. tiết hạnh là câu trau mình”. Tác phẩm là một khúc ca chiến đấu và chiến thắng của những con người hiếu thảo, yêu chính nghĩa ghét gian tà, dũng cảm cứu dân, đánh giặc, bảo vệ đất nước. Tác phẩm cũng còn là một bản án kết tội những kẻ bất nhân phi nghĩa. Truyện thơ này đậm màu sắc Nam bộ, lời thơ giản dị, mộc mạc, nhân vật bộc trực, giàu nghĩa khí yêu ghét rạch ròi, thủy chung son sắt, tiết hạnh chói ngời.
Văn tể nghĩa sĩ cần Giuộc là một bài văn từng được nhà nghiên cứu văn học Hoài Thanh đánh giá là hay vào bậc nhất trong văn học Việt Nam (Diễn văn đọc trong lễ kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyền Đình Chiểu tại Hà Nội 7 – 1963). Những người chiến sĩ nông dân cần Giuộc nhờ kiệt tác này, đã trở nên bất tử trong văn chương. Có thể nói, với cảm hứng ngợi ca hào hùng, cụ Đồ Chiếu đã dựng lại được một tượng đài nghệ thuật đặc sắc, độc nhất vô nhị trong lịch sử văn học Việt Nam về người nghĩa sĩ nông dân chống ngoại xâm.
Nhìn chung, văn thơ Nguyễn Đình Chiểu không mượt mà, trau chuốt mà được biểu hiện một cách mộc mạc, khỏe khoắn của lối nói, lôi nghĩ Nam bộ đầy cảm hứng trữ tình sôi nổi, dễ lay động lòng người.
GỢI Ý THÊM
1. Xuất thân từ một gia đình quan lại nhỏ, Nguyễn Đình Chiểu từ thuở bé vốn là một người hiếu học, trọng nhân nghĩa, nặng mang hoài bão được đem tài năng ra giúp nước. Lúc ngoài hai mươi tuổi, ông thi đậu tú tài. Giữa tuổi thanh xuân tương lai đầy hứa hẹn thì mẹ mất. Là đứa con hiếu thảo, ông bỏ thi để tang mẹ, sau đó khóc thương mẹ đến mù cả đôi mắt, rồi bị từ hôn, sau làm nghề thuốc và dạy học để giúp đời.
Trước cảnh quốc phá gia vong, Nguyễn Đình Chiểu đã nêu cao khí tiết, không chịu khuất phục trước quân thù. “Chở bao nhiêu đạo, thuyền không khẳm. Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”, ông thường xuyên liên lạc với các sĩ phu yêu nước và sáng tác thơ văn cồ vũ nhân dân chiến đấu chống thực dân Pháp. Nguyễn Đình Chiểu đã đế lại cho đời sau những áng thơ văn bất hủ.
Thật đúng như lời sách Văn học lớp 11 nhận định: “Cuộc đời Đồ Chiểu là một tấm gương sáng ngời về nghị lực và đạo đức, đặc biệt là về thái độ suốt đời gắn bó và chiến đấu cho lẽ phải, cho quyền lợi của nhân dân đất nước”. Trong một Đồ Chiểu có ba con người đáng quý; một nhà giáo mẫu mực, đặt việc dạy người cao hơn dạy chữ; một thầy lang lấy việc chăm lo sức khỏe cho nhân dân làm y đức; một nhà văn viết văn tuyên truyền dạo đức mà có giá trị văn chương lớn và là lá cờ dầu của nền văn học yêu nước chống ngoại xâm thời thuộc Pháp.
2. Nhận xét về cuộc đời và thơ văn Đồ Chiếu, ông Phạm Văn Đồng viết:
“Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường… con mắt chúng ta phải chăm chủ nhìn thì mới thấy và càng nhìn thì mới càng thấy sáng” (Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc’). Ông so sánh văn nghệ dân tộc như một bầu trời sao chi chít, dày đặc những vì sao lớn nhỏ, trong đó, Nguyễn Đình Chiểu là một ngôi sao sáng, càng nhìn càng thấy sáng. Thật là một ví dụ đặc sắc, một cách nói đầy hình tượng.
a) Ánh sáng của ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu trước hết là ánh sáng của đạo đức nhân nghĩa là lòng yêu nước thiết tha cao đẹp.
Trước khi thực dân Pháp xâm lược, với tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên, nhà thơ đã thể hiện lí tưởng sông vị nghĩa của mình là đứng về lẽ phải, chống lại cái ác và bọn bất nhân một cách quyết liệt đến cùng. Ông hết lời biểu dương những con người vị nghĩa xả thân đánh cướp trừ gian phò đời giúp thế như Lục Vân Tiên, Hớn Minh, Vương Tử Trực. Ồng ngợi ca hết mức những trang hiền phụ thủy chung, trong sáng có nghĩa có tình như Kiều Nguyệt Nga. Đồng thời ông cũng chẳng tiếc lời phê phán bọn người bất nghĩa bất nhân như Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, Võ Thế Loan.
Khi thực dân Pháp xâm lược, Nguyễn Đình Chiểu viết bài thơ Chạy Tây. Tiếp đó chúng chiếm đóng Lục tỉnh, nhà thơ chĩa ngòi bút đâm gian vào những kẻ “quăng vùa hương, xô bàn độc”, “phạt cho đến người hèn kẻ khó, thầu của quay treo. Tội chẳng tha con nít đàn bà, đốt nhà bắt vật” (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc). Lòng căm thù giặc của ông thật mãnh liệt:
Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan
Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.
(Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc)
Nhưng đối với những trang nghĩa sĩ chiến đấu hi sinh vì quê hương đất nước như Trương Định, Phan Tòng lời thơ của ông lại đầy trân trọng xót thương.
Đặc biệt là trong bài Văn tế ngliĩa sĩ Cần Giuộc, lần đầu tiên trong lịch sử văn học nước nhà, cụ Đồ Chiếu đã dựng lên được hình tượng người nông dân nghĩa sĩ, những con người quanh năm vốn côi cứt làm ăn toan lo nghèo khó” bỗng trong phút chốc, giặc thù tràn đến, họ bỗng trở thành những trang nghĩa sĩ anh hùng bất tử. Khi mảnh đất Lục tỉnh hoàn toàn rơi vào tay giặc, trước bao âm mưu dụ dỗ của dịch, Đồ Chiểu vẫn giữ vững khí tiết, nêu cao tinh thần trung nghĩa. Chính nhà thơ là một Kì Nhân Sư trong TVgw Tiều y thuật vấn đáp:
Thà cho trước mắt mù mù
Chẳng thà ngồi thấy kẻ thù quân thân…
… Thà cho trước mắt vắng hiu
Chẳng thà thấy cảnh trời chiều phân xâm.
b) Về mặt nghệ thuật, thơ văn Nguyễn Đình Chiểu cũng là Vì sao có ánh sáng khúc thường, do đó phải chăm chú nhìn thì mới thấy và càng nhìn thì cùng thấy sáng. Nói như thế, nghĩa là thơ văn Nguyễn Đình Chiểu thoáng nhìn qua không óng mượt, nõn nà, văn hoa, chải chuốt mà trái lại có chỗ tướng là thô kệch, nhưng đó là cách thề hiện chân chất, phác thực.ở thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, tính chất đạo đức trữ tình đã trở thành một phong cách nghệ thuật độc đáo. Tính chất này là tính chất của sự kết hợp giữa hai yếu tố: đạo đức về phương diện nội dung tư tưởng và trữ tình về phương diện cảm xúc với một cường độ mãnh liệt khác thường. Cụ Đồ đã tuyên truyền đạo lí nói rõ hơn là tư tưởng nhân nghĩa và tinh thần yêu nước bằng phương thức và quy luật sáng tạo của văn chương. Truyện thơ Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu đã trở thành một tác phẩm rất nổi tiếng, ở Nam bộ, sức sống của tác phẩm này là ngang với sức sống của Truyện Kiều trong cả nước. Ở thể loại thơ Đường luật, Nguyễn Đình Chiếu có một số ít bài đáng xếp vào hàng những bài thơ Đường luật đặc sắc. Riêng về văn tế, tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng được treo giải nhất.
c) Ánh sáng của ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu còn thế hiện ở sức sống bền vững với thời gian của thơ văn ông. Hơn một trăm năm đã trôi qua mà những dòng tâm huyết ấy vẫn tỏa sáng và càng ngày càng được quần chúng mến mộ hơn, khâm phục hơn. Đặc biệt là tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên đã mãi mãi là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Nam Bộ nói riêng và của người dân Việt Nam nói chung.
II. XUẤT XỨ TÁC PHẨM VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẤN GIUỘC
Cuộc xâm lược của thực dân Pháp lan ra sáu tỉnh Nam Bộ. Đến ngày 14/12/1861, bọn chúng chiếm được cả ba xứ cần Giuộc, Tân An và Gò Công. Hai ngày sau, quân ta đánh úp giặc ở cần Giuộc trên đất Gia Định (Long An ngày nay) đốt nhà đạo, giết chết tên quan hai Pháp và một số binh lính. Sau đó giặc lại phản công, nghĩa quân thất bại, hi sinh đến vài chục người.
Lúc này, tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang nhờ Nguyễn Đình Chiểu làm bài văn tế để truy điệu những nghĩa quân đã liều thân vì nước. Bài văn đã lan ra tận Huế, phổ biến rất sâu rộng trong nhân dân và có tác dụng tuyên truyền, động viên quần chúng căm thù giặc làm nghĩa vụ giết giặc, đuổi giặc ra khỏi đất nước.
Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc từng được Tùng Thiện Vương Miên Thẩm sánh ngang với sách Quốc ngữ của Tả Khâu Minh, Thiên Quốc Thương (Sở từ) của Khuất Nguyên thời Đông Chu bên Trung Quốc. Gần đây, nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng cùng nhiều nhà nghiên cứu khác cùng đã xếp Vãn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ngang với Nain quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.
III. BỐ CỤC
Đây là một bài văn tế viết theo thể biền ngẫu có nhịp, có đối, có vần. Vãn tế là một thể loại văn thường dùng đề tỏ bày lòng thương cảm với người đã khuất, có nội dung ca ngợi phẩm hạnh, cõng đức và giãi bày sự tiếc thương đau xót đối với số phận của họ.
Kết cấu của một bài văn tế thường có 4 phần:
– Lung khởi (mở đầu)
– Thích thực (giảng giải miêu tả lại)
– Ai vãn (than tiếc): giãi bày nỗi niềm thương tiếc của những người còn sống.
– Kết: giãi bày tinh cảm và lời hứa hẹn của người đứng tế.
Trong nhiều bài văn tế hai phần sau có khi được gộp chung lại.
Bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc ở đây cũng vậy, có thể chia ra làm 3 phẩn:
1. Phần 1: Câu 1 – câu 2: Tình thế hết sức căng thẳng khi ấy và sự hi sinh cao quý chống lại giặc thù.
2. Phần 2: Câu 3 – câu lỡ: Thân thế, công đức của người chiến sĩ cần Giuộc.
3. Phần 3: Còn lại: Niềm cảm phục và tiếc thương của những người còn sống.
IV. CHỦ ĐỀ
Bài văn tế làm hiện lên một tượng đài nghệ thuật của người nông dân mộ nghĩa, bày tỏ lòng tiếc thương và cảm phục của nhân dân trước sự hi sinh cao đẹp của họ.
V. PHÂN TÍCH
1. Tình thế căng thẳng và sự hi sinh cao quý chống lại giặc thù
Mở đầu bài văn tế sau tiếng than “Hỡi ôi!’’ quen thuộc là một tiếng khóc lớn cất lên giữa đất trời, thời thế, khóc trước linh hồn những người nghĩa sĩ nông dân sống anh hùng, chết vẻ vang:
Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ (1)
Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao;
một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ. (2)
Câu 1 là một câu tứ tự, tuy ngắn gọn nhưng khái quát được hai đặc điểm của hoàn cảnh lịch sử và thời thế lúc bấy giờ: Giặc xâm lược có vù khí tối tân, sức công phá dữ dội, súng nổ rền vang mặt đất. Còn ta quyết tâm giữ nước chỉ có tấm lòng, nói cụ thế hơn là chỉ có tấm lòng yêu nước của nông dân.
Câu 2 tiếp đó, nhà thơ đánh giá về người nghĩa sĩ nông dân bằng cách so sánh hai đoạn đời hai cách sông cùa họ cũng là câu tứ tự đôi với nhau rất chỉnh: Mười năm / một trận, công (giá trị vật chất) / nghĩa (giá trị tinh thần), vỡ ruộng / đánh Tây; chưa ắt còn danh nổi như phao/ tuy là mất, tiêng vang như mõ như một khẳng định mạnh mẽ làm nền để tiếp đó người nghĩa sĩ nông dân xuất hiện.
2. Hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân
Đoạn văn chính này thể hiện hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân qua hồi ức của nhà thơ. Trước hết, họ những người nông dân lam lũ:
Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó. (3)
Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ. (4)
Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó. (5)
Đúng như Hoài Thanh nhận xét: “Biết bao yêu thương trong một chữ cui cút”. Câu (3) bộc lộ tình cám thương mến của cụ Đồ Chiểu đôi với những kiếp người nhỏ nhoi cùng khổ này. Họ làm ăn cần cù vất vả, lo toan khó nhọc nhưng vẫn đói nghèo.
Tiếp theo là câu (4), với nhiều chi tiết, nhà thơ nhằm nêu bật một điều là họ thật là thuần phác, ngoài việc đồng áng, họ không còn biết thêm một việc gì khác, nghĩa là: “chi biết ruộng trâu”. Không gian và thế giới của họ hạn hẹp, quấn quanh “ở theo làng bộ”. Trong câu (5) liền đó, cụ Đồ đã liệt kê một loạt những công việc: việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy… nhiều đến nỗi tưởng như ngập cổ ngập đầu của những người nông dân bé nhó đáng thương này.
Trong biết bao điều “chưa biết” của họ, nhà thơ chỉ kể mỗi một điều: “Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung”, “Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó…” đế nhấn mạnh là những người nông dân nghèo khổ này không hề biết gì việc quân, việc lính hay chiến trận binh đao cả.
Thế mà bỗng chốc họ đã trở thành người nghĩa sĩ, hơn nữa, người nghĩa sĩ anh hùng cứu nước. Quá trình phát triển này được nhà thơ thể hiện rất chân thực trong tinh cảm và việc làm của người nghĩa sĩ đánh Tây.
Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; mùi tinh chiến vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ. (6)
Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ. (7)
Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu; hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó. (8)
Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ. (9)
Tiếng phong hạc là điển tích xưa thế hiện nỗi hồi hộp, lo sợ thậm chí hoảng loạn trước sự tiến công của kẻ thù. Quân Pháp hung bạo, vũ khí của chúng lại tối tân. Đại đồn Chí Hòa đã bị vỡ. Vua quan và quân lính triều đình e sợ. Những người nông dân nghèo khố này cùng thế, đâu thể khác hơn. Họ chi biết “phập phồng”, “trông tin quan như trời hạn trông mưa”. Là con dân, họ chỉ biết trông chờ vào bậc phụ mẫu của mình (quan là dân chi phụ mẫu!). Thế đấy vừa phập phồng vừa trông đợi không chỉ đôi ngày ba bữa mà đến những mươi tháng vời vợi mỏi mòn…
Và tất nhiên, không thể nào khác được, lòng căm thù bọn cướp nước đã biểu hiện ngày càng đậm nét. Lúc đầu, họ chỉ ghét chúng là loài dị tộc tanh hôi “mùỉ tinh chiên vấy vá”. Nhà thơ đã cụ thể hóa cái ghét ấy bằng hình ảnh so sánh: “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ” đúng với tâm lí của nông dân. Dẫu sao, cái ghét lúc này cũng còn có mức độ. Nhưng rồi do “bữa bữa”, “ngày ngày”, giặc thù hiện ra ngang nhiên như gai đâm vào mắt với “bòng bong che”, “ống khói chạy”. Vốn căm ghét bọn chúng nên người nông dân chỉ thấy một màu nhức nhối, gay gắt: “trắng lốp”, “đen sì”. Trạng thái của sự căm ghét đến đây cũng đã chuyển sang căm thù mãnh liệt: “muốn tới ăn gan”, “muốn ra cắn cổ”. Tuy vậy, sự căm thù ở đây cũng mới chỉ cái căm thù cảm tính phải đến câu sau:
Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu;
hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lủ treo dê bán chó.
thi sự căm thù mới lên tới đỉnh cao. Hai vế câu 8 thật trang trọng với nhiều từ ngữ Hán Việt, điển tích, điển cố, nhằm thế hiện một điều hết sức cao cả, thiêng liêng, đó là ý thức về sự thống nhất của Tồ quốc, về trách nhiệm trước công lí, lẽ phải. Đặc biệt với thành ngữ nôm na dân dã: “treo dê bán chó”. Nguyễn Đình Chiểu đã khẳng định sự sáng suốt, tinh tường của nhân dân nói chung và những người nông dân nghèo khố này nói riêng. Cái mặt nạ “khai hóa”, “truyền dạo” của giặc Pháp đã bị phá vỡ, lôi ra trọn vẹn cái dã tâm xầm lược của bọn chúng.
Hiểu được điều đó, người nông dân đã tự nguyện ra đánh giặc. Họ trở thành nghĩa sĩ:
Nào đợi ai đòi ai bất, phen này xin ra sức đoạn kỉnh; chẳng ai thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.
Một loạt các động từ làm vị ngữ chỉ hành động xin – ra sức đoạn, dốc ra tay – bộ thế hiện một khí thế hào sảng, hăm hở và tự tin của người dân binh mộ nghĩa.
Rũ bùn dứng dậy sáng lòa (Nguyền Đinh Thi), hình ảnh người chiến sĩ chiến đấu trong trận công đồn (lược tái hiện tài tình trong các câu còn lại của đoạn 2:
Khá thương thay!
Vốn chẳng phải quân cơ quân vệ, theo dòng ở lính diễn bình; chẳng qua là dân ấp dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ. (10)
Mười tám ban võ nghệ, nào dợi tập rèn; chín chục trận binh thư, không chờ bày bố. (11)
Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tẩu, bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn lầm vông, chi nùi sắm dao tu, nón gõ. (12)
Hỏa mai dành bằng rơm con cúi, cũng dốt xong nhà dạy dạo kia;
Gươm đeo dùng bang lưỡi dao phay, cùng chém rơi dầu quan hai nọ. (15)
Chi nhọc quan quản gióng trống kì trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không;
nào sợ thằng Tây bắn đạn. nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có. (14)
Kẻ dâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; Bọn hè trước, lủ ó sau, trối kệ tàu sát tàu dồng súng nổ. (15)
Một lần nữa, Nguyễn Đình Chiểu nhắc lại nguồn gốc nông dân của người nghĩa sĩ, hơn nữa họ là người nông dân nghèo khó, là “dân ấp dân lân”. Bởi vậy, đi vào chiến đấu, họ nào được chuẩn bị gì đâu. Khi được chuẩn bị từ những hiểu biết tối thiểu về kĩ thuật tác chiến: “Mười tám ban võ nghệ nào đại tập rèn, chín chục trận binh thư không chờ bày bố”. Họ xa lạ với việc binh đao, chưa hề luyện tập về đội ngũ: vốn chẳng phải quân cơ quân vệ theo dòng ở lính diễn binh. Không phải là lính chính quy của triều đình nên họ không có cả những trang bị thô sơ nhất “bao tấu”, “bầu ngòi, “dao tu”, “nón gõ”. Tuy thế, họ rất chủ động “không chờ”, “không dại” mà cũng “chẳng nài”. Vì “bát cam manh áo” mà đánh giặc, người nghĩa sĩ tự trang bị thô sơ nhất cho mình: Áo mặc .chỉ là một manh áo vải. Vù khí là ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, là rơm con cúi. Thế mà họ đã dũng cảm xông vào chông lại mã tà ma ní, thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, có tàu sắt, tàu đồng súng nổ.
Hai câu 14, 15 là bức tranh chân thực và sinh động đặc tả hình ảnh người dân binh mộ nghĩa trong phút công dồn:
Chi nhọc quan quản gióng trống kì trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn dạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có. Kẻ dâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; Bọn bè trước, lữ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ.
Hàng loạt các động từ, giới từ, hàng loạt yếu tố trùng lặp và câu văn như bị ngắt vụn ra đã tạo nên một không khí hết sức căng thẳng, quyết liệt của trận đánh. Người đọc như hình dung được hình ảnh người nghĩa sĩ trong tiếng súng rền vang của kẻ thù đã hăm hở xông lên như bão táp “xô cửa xông vào”, “đạp rào lướt tới”. Họ chống đỡ, công thủ đủ mọi nơi, mọi hướng “hè trước, ó sau”, “đâm ngang”, “chém ngược”. Xem thường súng đạn tối tân của lũ giặc, họ xông xáo lập nên bao chiến công vang dội “dốt xong nhà dạy dạo kia”, “chém rớt dầu quan hai nọ”.
Như vậy, bằng lối dùng các từ ngữ diễn tả hoạt động nhanh, mạnh, dứt khoát, với một giọng văn hăm hở, dồn dập và với các chi tiết chân thực, sinh động, Nguyễn Đình Chiểu đã dựng lên một hình tượng người nghĩa sĩ nông dân lam lũ mà cao đẹp, bình thường mà vĩ đại. Đây là hình tượng người nông dân vào loại đẹp nhất trong lịch sử văn học Việt Nam từ trước đến nay.df