1. Khái niệm business administration là gì? Công việc và cơ hội nghề nghiệp ra sao?
1.1. Định nghĩa hoàn hảo cho khái niệm business administration là gì?
Business administration là tên tiếng anh của ngành quản trị kinh doanh quốc tế, một trong những ngành được rất nhiều bạn trẻ chọn lựa hiện nay. Ngành quản trị kinh doanh quốc tế có tên đầy đủ trong tiếng Anh là International business administration. Với nhiều người có đam mê kinh doanh, có khả năng lãnh đạo tuyệt vời một tấm bằng business administration được xem là tấm vé vàng cho sự nghiệp phát triển của mình.
Business administration là quản trị kinh doanh, là toàn bộ quá trình mà người làm công tác quản trị kinh doanh sử dụng năng lực, phương pháp cách thức, công cụ, … của mình vào mục đích phát triển kinh doanh, đem lại nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ở mức cao hơn, quản trị kinh doanh quốc tế đó là sử dụng biện pháp, năng lực của mình tác động vào quá trình kinh doanh nhằm phát triển công việc kinh doanh quốc tế của họ.
Bản chất của toàn bộ quá trình này đó là sử dụng các phương pháp, công cụ, cách thức nhằm làm tăng hiệu quả kinh doanh hay kinh doanh quốc tế. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau. Thuật ngữ này đề cập đến công việc quản lý một doanh nghiệp tức là quản lý một cách khá toàn diện bao gồm tài chính, tiếp thị, nguồn nhân lực, kế toán và cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Quản trị kinh doanh – Business administration cũng là một ngành học trong đó sinh viên theo học ngành học này sẽ được nghiên cứu các kiến thức, kỹ năng quan trọng trong kinh doanh, quản lý và phát triển doanh nghiệp, làm sao để vận hành doanh nghiệp hiệu quả nhất. Hiện nay, rất nhiều trường đại học ở nước ta đào tạo các cửa nhân ngành quản trị kinh doanh với chương trình đào tạo được biên soạn kỹ lưỡng, vững chắc những kiến thức về quản trị kinh doanh. Đặc biệt khi học chuyên ngành quản trị kinh doanh được đào tạo bởi các trường đại học nước ngoài nhất là trường hàng đầu thế giới thì tấm bằng MBA của bạn sẽ vô cùng có giá trị. MBA là chữ viết tắt của cụm từ Masters in Business Administration, có nghĩa là bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh.
Ngành quản trị kinh doanh rất đa dạng, nó bao gồm nhiều lĩnh vực kinh doanh như tiếp thị, tài chính, kế toán, đảm bảo nguồn nhân lực, … Bởi vậy mà hiện nay, ngành quản trị kinh doanh ở nước ta được đào tạo rất đa dạng với nhiều chuyên ngành khác nhau đáp ứng những yêu cầu nghề nghiệp khác nhau. Chính sự đa dạng này dẫn đến một thực tế đó là không phải ai sau khi tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh cũng đều có thể trở thành quản lý. Muốn trở thành quản lý ngành này bạn phải chuẩn bị cho mình rất nhiều yếu tố từ kỹ năng chuyên môn đến những kỹ năng mềm cho bản thân.
Xuất phát từ nguyên do này mà hiện nay các trường đại học đã mở thêm rất nhiều chuyên ngành cùng môn học đa dạng để sinh viên của mình được cung cấp đầy đủ, trọn vẹn nhất những kiến thức về kinh doanh và kiến thức liên ngành. Những môn học tiêu biểu đó ra có thể kể đến như kinh tế vĩ mô, marketing, logic học, quản trị tài chính ngân hàng, … để sinh viên có kiến thức nền tảng nghề nghiệp vững chắc, chuyên sâu.
1.2. Quản trị kinh doanh và những hoạt động công việc thường nhật
Những sinh viên quản trị kinh doanh sau khi tốt nghiệp đại học họ sẽ sử dụng vốn kiến thức được đào tạo của mình trong ổn định, phát triển doanh nghiệp. Họ sẽ là những người trực tiếp đưa ra các giải pháp khả thi nhất đem đến sự thành công cho doanh nghiệp. Họ sử dụng những kỹ năng quý báu được tích lũy trong quá trình làm việc và học tập để điều hành các ngành kinh doanh khác nhau. Công việc của những Business administration khá đa dạng, họ có thể làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất các sản phẩm công nghiệp, công nghiệp năng lượng, bán lẻ hàng hóa, tư vấn hay là nghiên cứu biến đổi kinh tế thị trường.
Một Business administration – quản trị kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm về hoạt động thường nhật của một doanh nghiệp, một công ty. Đồng thời họ cũng chịu trách nhiệm trong việc lập kế hoạch cùng các chiến lược, dự án dài hạn cho doanh nghiệp. Nhìn chung, công việc chung của các nhà quản lý này sẽ bao gồm: giám sát hoạt động của nhân viên, tuyển dụng nhân sự kinh doanh, tạo động lực phát triển công việc cho cấp dưới và theo dõi, báo các các chính sách kinh tế, tài chính doanh nghiệp từ đó định hướng phát triển những chính sách đó.
1.3. Cơ hội nghề nghiệp cho những cử nhân business administration ra sao?
Khác biệt ngay từ cái tên đã cho thấy rằng những người học quản trị kinh doanh thông thường sẽ ra làm quản lý doanh nghiệp. Đặc biệt, khi bạn được đào tạo từ những trường đại học uy tín, bạn sở hữu trong tay tấm bằng MBA đến 90% khi ra trường bạn sẽ được tuyển dụng trực tiếp vào các vị trí quản lý. Ví dụ như quản lý tài chính, quản lý tiếp thị, thu mua hay quản lý chuỗi nguồn nhân lực kinh doanh cho doanh nghiệp. Không chỉ có cơ hội thăng tiến tuyệt vời như vậy, những business administration ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường nếu đủ năng lực, trình độ chuyên môn họ có thể sẽ họ sẽ nhận được những cơ hội tìm việc làm ngay cả khi chưa tốt nghiệp. Bằng những lời giới thiệu thông qua những liên kết chặt chẽ giữa nhà trường với doanh nghiệp trên diện rộng. Những liên kết ấy không chỉ là liên kết giữa các công ty trong nước mà còn có thể là liên kết kinh doanh quốc tế. Có thể nói cơ hội việc làm của những nhân tài ngành quản trị kinh doanh là vô cùng rộng mở.
Bên cạnh đó, là một quản trị viên kinh doanh bạn có cơ hội thăng tiến đến các vị trí hàng đầu trong doanh nghiệp. Bạn sẽ có cơ hội thăng tiến trở thành những giám đốc tài chính CFO, những phó giám đốc điều hành COO cao hơn nữa là quản lý điều hành CEO. Khi bắt đầu sự nghiệp của mình, những CFO, COO, CEO đa phần đều khởi đầu là những nhân viên quản trị kinh doanh, qua quá trình làm việc, cống hiến, cố gắng họ hội tụ đủ những điều kiện để trở thành quản lý và dần dần tiến lên những nấng thang quan trọng của doanh nghiệp, trở thành vị trí quan trọng trong công ty.
Tuy nhiên, để đạt được vị trí này không phải là điều đơn giản, ngoài trình độ học vấn, nhà quản trị kinh doanh giỏi họ phải chuẩn bị cho mình những kỹ năng nhất đinh. Ví như khả năng thích ứng, khả năng tác nghiệp hiệu quả, trong đó khả năng lãnh đạo được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Một business administration giỏi sẽ là một người vừa giỏi trình độ chuyên môn lại vừa có thể thúc đẩy cấp dưới của mình làm việc hiệu quả.
Trước những yêu cầu chuyên môn, chuyên ngành, yêu cầu từ kỹ năng mềm đến kỹ năng cứng cao như vậy, nhà quản trị kinh doanh nếu đáp ứng tốt những yêu cầu này đều được trả lương cùng chế độ thưởng, những phụ cấp vô cùng hậu hĩnh.
Thông tin tuyển nhân viên kinh doanh tại tp hcm mới nhất, cơ hội việc làm hấp dẫn, lương + thưởng cao.
2. Sự khác nhau giữa Business Administration và Business Management
Chúng ta đã biết Business Administration là quản trị kinh doanh vậy còn Business Management là gì? Business Management là quản lý kinh doanh, quản lý của một doanh nghiệp. Công việc này bao gồm tất cả các khía cạnh giám sát hoạt động kinh doanh, quản lý hoạt động phân bổ nguồn nhân lực sao cho hiệu quả và hoàn thành tốt mục tiêu được đề ra.
Khái niệm này khiến cho chúng ta tương đối mơ hồ về quản trị kinh doanh và quản lý kinh doanh. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ về hai vị trí này bạn sẽ thấy chúng có những khác biệt với nhau hoàn toàn. Hiểu một cách đơn giản nhất, quản trị kinh doanh là công việc mang tính chất chuyên ngành hơn, quan tâm đến các chi tiết kinh doanh và hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp hơn quản lý kinh doanh. Ngược lại, quản lý kinh doanh quan tâm đến công việc ở tầm vĩ mô, nhìn vào bức tranh lớn của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.
2.1. Khác biệt về môn học và chuyên ngành đào tạo chuyên sâu
Hai vị trí, công việc quản trị kinh doanh và quản lý kinh doanh dễ gây nhầm lẫn cùng một phần vì đặc điểm đào tạo chuyên sâu của từng chuyên ngành. Bằng cử nhân của hai lĩnh vực này được đào tạo khá nhiều sự chồng chéo lẫn nhau. Chẳng hạn như sinh viên học một trong hai chuyên ngành này sẽ cùng học và nghiên cứu các kiến thức về tiếp thị, tài chính, kế toán và cả đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng quản lý. Cả hai đều cần phải biết những kiến thức cơ bản về quản lý tài chính doanh nghiệp, tiếp thị và phát triển sản phẩm làm sao để đưa doanh nghiệp đi đến thành công.
Tuy nhiên, sinh viên quản trị kinh doanh sẽ được học chuyên môn hóa, tìm hiểu những kiến thức chuyên sâu về chuyên môn của mình hơn so với quản lý kinh doanh. Các chuyên ngành mà những sinh viên này học tập chuyên sâu sẽ bao gồm kinh tế, kinh doanh và kế toán, công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, … Trong khi đó, sinh viên quản lý kinh doanh sẽ được đầu tư chuyên sâu vào chuyên môn quản lý nguồn nhân lực, giao tiếp, hậu cần. Mục tiêu chính của những môn học này cũng như công việc của quản lý kinh doanh sau này đó là chuẩn bị những kỹ về quản trị con người, quản lý dự án.
Việc làm quản trị kinh doanh tại Hồ Chí Minh
2.2. Khác biệt về thời gian và không gian làm việc
Nếu quản lý kinh doanh hay quản trị doanh nghiệp họ cùng làm việc trong một doanh nghiệp nhỏ thì công việc và vị trí làm việc của họ không có quá nhiều sự khác biệt. Tuy nhiên, khi làm việc trong doanh nghiệp lớn, những tập đoàn hàng đầu lại khác.
Công việc chính của một quản trị kinh doanh đó là giữ cho doanh nghiệp hoặc bộ phận quản trị kinh doanh mà mình đang quản lý hoạt động hàng ngày một cách cân bằng, hiệu quả. Trong khi đó, những quản lý kinh doanh sẽ làm việc ở cấp cao hơn, họ giải quyết những vấn đề lớn hơn chẳng hạn như mở rộng hình thức kinh doanh, thu mua hoặc sáp nhập với công ty khác, sử dụng các kênh phân phối, đa dạng hóa sản phẩm, … Các nhà quản lý kinh doanh sẽ đưa ra các mục tiêu và phương hướng chuẩn để hoạt động kinh doanh hướng đến còn những nhà quản trị kinh sẽ là những người trực tiếp đưa những mục tiêu đó vào hành động cụ thể và quản lý chúng.
2.3. Sự khác biệt về bằng cấp sau đại học
Một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa quản lý kinh doanh và quản trị kinh doanh đó là bằng cấp sau đại học của họ. Một trong những yêu cầu cơ bản của hai vị trí việc làm quản lý và quản trị này là bằng cấp sau đại học của họ. Với quản trị kinh doanh tiêu chuẩn bằng cấp của họ sẽ là bằng MBA còn với quản lý kinh doanh sẽ là MBM. Tuy nhiên, trong thực tế hai loại hình bằng cấp này đều yêu cầu người học chuyên sâu về kỹ năng nghiệp vụ tài chính doanh nghiệp và kỹ năng quản lý. Trong đó, bằng MBM có kinh phí học tập ít hơn so với bằng MBA vì vậy nhiều sinh viên đã chọn lựa bằng MBN để trở thành quản lý doanh nghiệp.
Từ những khác biệt trên, Business Administration và Business Management có cơ hội nghề nghiệp ra sao?
3. Nhưng cơ hội và triển vọng nghề quản lý kinh doanh và quản trị kinh doanh là giống nhau
Thực hiện hai công việc khá tương đồng nhau, yêu cầu nghiệp vụ không giống nhau, bằng cấp không giống nhau nhưng cơ hội nghề của của hai vị trí này là giống nhau. Có thể nói, triển vọng nghề nghiệp mở rộng cho cả hai nếu như họ có đủ những hiểu biết rộng về kinh doanh. Không chỉ có vậy, sinh viên quản trị kinh doanh cũng có thể tìm được công việc quản lý kinh doanh nếu đó là sở thích và định hướng mà họ mong muốn theo đuổi. Con đường sự nghiệp của họ có thể rất giống nhau sau khi tốt nghiệp tuy nhiên, sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp sẽ phục thuộc rất nhiều vào năng lực thực sự của từng người.
Mách bạn những thông tin ngoài lề nhé, bạn vẫn đau đầu vì không biết ứng tuyển vị trí quản trị kinh doanh hay quản lý kinh doanh ở đâu? Chế độ lương thưởng của những doanh nghiệp này như thế nào? Hãy đến ngay Timviec365.vn để tìm kiếm công việc cũng như so sánh chế độ lương thưởng cho mình. Timviec365.vn được biết đến là một trong những website hàng đầu Việt Nam nơi bạn có thể tìm việc nhân viên kinh doanh tại Hà Nội hay tất cả các tình thành khác với vị trí từ nhân viên đến quản lý cao cấp, và quản trị kinh doanh cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó.
Hy vọng rằng, thông qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ khái niệm Business Administration là gì? Cùng với đó là những chia sẻ về sự khác biệt cũng như cơ hội nghề nghiệp giữa Business Administration và Business Management cho bạn tham khảo. Ngọc Ánh chúc các bạn sẽ tìm được công việc Business Administration cho mình.