Tòa án là nơi giải quyết các yêu cầu, tranh chấp của các cá nhân, tổ chức trong xã hội khi nhận được đơn khởi kiện. Tuy nhiên không phải bất cứ yêu cầu khởi kiện nào cũng được tòa án thụ lý và giải quyết.
Vậy Thụ lý là gì? Cần các điều kiện gì để được Tòa án thụ lý giải quyết? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Thụ lý là gì?
Thụ lý là hoạt động của Tòa án có thẩm quyền bắt đầu tiếp nhận các vụ việc để tiến hành xem xét và giải quyết các yêu cầu, tranh chấp của các chủ thể có yêu cầu trong lĩnh vực Dân sự.
Còn trong lĩnh vực hình sự, thụ lý là hoạt động của Tòa án tiếp nhận thụ lý vụ án khi Viện kiểm sát có quyết định truy tố bị can và chuyển hồ sơ sang cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Trong dân sự thì thụ lý vụ án được coi là cơ sở đầu tiên để Tòa án có thẩm quyền bắt đầu thực hiện quá trình giải quyết vụ án dân sự.
Ngoài việc giải đáp cho Qúy khách về Thụ lý là gì? Với nội dung tiếp theo, chúng tôi sẽ cung cấp thêm cho Qúy khách các thông tin khác liên quan đến vấn đề này.
Điều kiện thụ lý vụ án dân sự?
Hiện nay trong Bộ luật tố tụng dân sự quy định chi tiết về các điều kiện thụ lý vụ án dân sự, gồm:
– Chủ thể có quyền khởi kiện: Nếu là cá nhân thì phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, nếu là pháp nhân thì phải được thành lập và tổ chức theo quy định của pháp luật.
– Nội dung khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Tòa án chỉ có quyền tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu, tranh chấp trong phạm vi thẩm quyền của mình.
Do vậy để đảm bảo đơn khởi kiện sẽ được thụ lý thì Qúy khách cần đảm bảo gửi đơ khởi kiện đến đúng Tòa án có thẩm quyền thụ lý đơn, thỏa mãn điều kiện thẩm quyền theo vụ việc, theo cấp và theo lãnh thổ được quy định trong luật.
– Nội dung vụ án phải chưa được giải quyết bởi bất cứ phán quyết nào của Tòa đã có hiệu lực thi hành, trừ một số trường hợp ngoại lệ.
– Vụ việc phải đảm bào là còn thời hiệu khởi kiện trong từng trường họp cụ thể, ví dụ như:
+ Đối với những vụ việc về tranh chấp hợp đồng thì thời hiệu khởi kiện được xác định là 3 năm kể từ thời điểm người khởi kiện biết được quyền lợi của mình bị xâm phạm.
+ Trường hơp khởi kiện về quyền thừa kế thì đối với bất động sản thì thời hiệu là 30 năm và động sản là 10 năm….
– Ngoài ra thì Qúy khách cần đảm bảo là đơn khởi kiện phải đáp ứng đủ các nội dung cơ bản theo luật và phải có đính kèm các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là chính đáng.
Quy trình thụ lý vụ án dân sự
Để được Tòa án thụ lý giải quyết yêu cầu thì sẽ trải qua các nội dung cơ bản sau đây:
– Nộp đơn khởi kiện
Chủ thể có yêu cầu sẽ nộp đơn khởi kiện gồm những nội dung cơ bản được quy định tại Điều 189 BLTTDS 2015
Sau đó thì tiến hành nộp đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền xét xử được xác định trên thẩm quyền theo vụ việc, thẩm quyền theo cấp và thẩm quyền theo lãnh thổ.
– Tòa án sẽ tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện
Trong thời hạn tối đa là 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đơn khởi kiện thì Chánh án tòa án sẽ phân công thẩm phán xem xét đơn.
Thẩm phán được phân công sẽ có 5 ngày làm việc để xem xét và sau đó phải đưa ra một trong các quyết định:
+ Đủ điều kiện và tiến hành thụ lý;
+ Yêu cầu sửa đổi, bổ sung lại đơn khởi kiện;
+ Chuyển đơn khởi kiện đến Tòa án đúng thẩm quyền;
+ Trả lại đơn khởi kiện.
– Trường hợp đơn khởi kiện đủ điều kiện thì thẩm phán được phân công sẽ tiến hành thụ lý vụ án sau khi chủ thể khởi kiện hoàn tất việc nộp biên lai tạm ứng án phí cho Tòa.
– Trong vòng 7 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, thẩm phán sẽ phải ban hành ra thông báo bằng văn bản về việc chính thức thụ lý cho các đương sự có liên quan về việc giải quyết vụ án, đồng thời gửi thông báo đến Viện kiểm sát cùng cấp về quyết định thụ lý vụ án.
Trên đây là toàn bộ nội dung về Thụ lý là gì? Nếu Qúy khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến chúng tôi theo số Tổng đài tư vấn 1900 6557.