Dự án đầu tư được hiểu là tổng thể các đề xuất bỏ vốn trung hòa và các đề xuất dài hạn với các mục đích nhằm tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn trong các trường hợp cụ thể thời gian được xác định. Việc thực hiện dự án đầu tư phải tuân thủ theo quy định của pháp luật và theo trình tự thủ tục luật định. Vậy để hiểu thêm về Dự án đầu tư, Mẫu đề xuất dự án đầu tư và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất như thế nào?
Cơ sở pháp lý:
Luật Đầu Tư 2020
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
1. Mẫu đề xuất dự án đầu tư là gì?
Dự án đầu tư theo quy định của Luật đầu tư 2020 được hiểu là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định. Căn cứ vào dự án đầu tư, chúng ta biết được thông về nhà đầu tư, các dự định, dự án mà nhà đầu tư sẽ tiến hành.
Mẫu đề xuất dự án đầu tư là mẫu với các thông tin và nội dung để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép đầu tư. Đồng thời, dự án đầu tư là căn cứ để nhà đầu tư triển khai hoạt động đầu tư và đánh giá hiệu quả của dự án theo quy định của pháp luật
2. Mẫu đề xuất dự án đầu tư:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
ĐỀ XUẤT DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Xem thêm: Phân loại các dự án đầu tư xây dựng công trình mới nhất
(Kèm theo Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
Ngày …. tháng … năm….)
I. TÊN NHÀ ĐẦU TƯ
(Ghi tên từng nhà đầu tư)
Đề nghị thực hiện dự án đầu tư với các nội dung như sau:
II. ĐỀ XUẤT DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI NỘI DUNG SAU
1. Tên dự án, địa điểm thực hiện dự án:
1.1. Tên dự án:………
Xem thêm: Thẩm quyền, hồ sơ, trình tự thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng
1.2. Địa điểm thực hiện dự án: ………
(Đối với dự án ngoài KCN, KCX, KCNC, KKT: ghi số nhà, đường phố/xóm, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố. Đối với dự án trong KCN, KCX, KCNC, KKT: ghi số, đường hoặc lô…, tên khu, quận/huyện, tỉnh/thành phố).
2. Mục tiêu dự án:
STT
Mục tiêu hoạt động
Tên ngành
(Ghi tên ngành cấp 4 theo VSIC)
Mã ngành theo VSIC
(Mã ngành cấp 4)
Mã ngành CPC (*)
(đối với các ngành nghề có mã CPC, nếu có)
1 (Ngành kinh doanh chính) 2 ……….
Ghi chú:
– Ngành kinh doanh ghi đầu tiên là ngành kinh doanh chính của dự án.
– (*) Chỉ ghi mã ngành CPC đối với các mục tiêu hoạt động thuộc ngành nghề đầu tư có điều kiện áp dụng đối với nhà ĐTNN khi cấp GCNĐKĐT.
3. Quy mô đầu tư:
Miêu tả quy mô bằng các tiêu chí:
Xem thêm: Điều kiện năng lực đối với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
– Công suất thiết kế: ……
– Sản phẩm, dịch vụ cung cấp: ……
– Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng (m2 hoặc ha): ……
– Quy mô kiến trúc xây dựng (diện tích xây dựng, diện tích sàn, số tầng, chiều cao công trình,…):
Trường hợp dự án có nhiều giai đoạn, từng giai đoạn được miêu tả như trên
4. Đề xuất nhu cầu sử dụng đất(áp dụng đối với dự án đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đấttheoquy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 33 Luật đầu tư)
4.1. Địa điểm khu đất:
– Giới thiệu tổng thể về khu đất (địa chỉ, ranh giới, vị trí địa lý);
Xem thêm: Cách tính và định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng
– Cơ sở pháp lý xác định quyền sử dụng khu đất(nếu có);
4.2. Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất (lập bảng cơ cấu hiện trạng sử dụng đất, có bản đồ hiện trạng sử dụng đất kèm theo)
4.3. Dự kiến nhu cầu sử dụng đất (nêu rõ số lượng diện tích đất sử dụng, thời hạn, tỷ lệ nhu cầu sử dụng đất của từng hạng mục công trình).
4.4. Giải trình việc đáp ứng các điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
4.5.Dự kiến kế hoạch, tiến độ giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai.
4.6. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư(nếu có):
5. Vốn đầu tư:
5.1. Tổng vốn đầu tư: …….(bằng chữ)đồng và tương đương …… (bằng chữ) đô la Mỹ, trong đó:
Xem thêm: Chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
a) Vốn cố định:…(bằng chữ)đồng và tương đương … (bằng chữ) đô la Mỹ.
Trong đó;
– Chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư (nếu có):
– Chi phí thuê đất, mặt nước,…:
– Chi phí xây dựng công trình:
– Chi phí máy móc, thiết bị, công nghệ, thương hiệu;
– Chi phí khác hình thành tài sản cố định.
– Chi phí dự phòng;
Xem thêm: Thủ tục chấm dứt dự án đầu tư theo Luật đầu tư năm 2022
Cộng: ………………………..
b) Vốn lưu động: ….(bằng chữ)đồng và tương đương …… (bằng chữ) đô la Mỹ.
5.2. Nguồn vốn đầu tư:
a) Vốn góp để thực hiện dự án đầu tư(ghi chi tiết theo từng nhà đầu tư):
STT
Tên nhà đầu tư
Số vốn góp
Tỷ lệ (%)
Phương thức góp vốn (*)
Tiến độ góp vốn
VNĐ
Tương đương USD
Ghi chú:
(*): Phương thức góp vốn: ghi giá trị bằng tiền mặt, máy móc thiết bị, giá trị quyền sử dụng đất, bí quyết công nghệ,………
b) Vốn huy động: ghi rõ số vốn, phương án huy động (vay từ tổ chức tín dụng/công ty mẹ,…)và tiến độ dự kiến.
c) Vốn khác: ……
Xem thêm: Quy định các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng
6. Thời hạn thực hiện/hoạt động của dự án: ……
7. Tiến độ thực hiện dự án (ghi theo mốc thời điểm tháng (hoặc quý)/năm. Ví dụ: tháng 01(hoặc quý I)/2018):
Dự kiến tiến độ chuẩn bị đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng, thời gian xây dựng, thời gian vận hành sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ ….
8. Nhu cầu về lao động(nêu cụ thể số lượng lao động trong nước, số lượng lao động là người nước ngoài cần cho dự án theo từng giai đoạn cụ thể):….
9. Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án
– Những tác động quan trọng nhất do dự án mang lại cho phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, ngành (tạo việc làm, nộp ngân sách, xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, ….).
– Đánh giá tác động môi trường: Thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
10. Giải trình về sử dụng công nghệ:(áp dụng đối với dự án sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ – quy định tại điểm e, khoản 1, Điều 33 Luật đầu tư)
Xem thêm: Thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đặc thù?
– Tên công nghệ;
– Xuất xứ công nghệ;
– Sơ đồ quy trình công nghệ;
– Thông số kỹ thuật chính;
– Tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ;
– Giải trình khả năng đáp ứng các điều kiện về tiếp nhận, chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao;
– Dự kiến tiến độ thực hiện trình tự, thủ tục tiếp nhận, chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao, theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
11. Giải trình việc đáp ứng điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài(nếu có): …………
Xem thêm: Dự án đầu tư là gì? Các đặc điểm và phân loại dự án đầu tư?
III. ĐỀ XUẤT ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ ĐẦU TƯ (ghi rõ cơ sở pháp lý của đề xuất ưu đãi, hỗ trợ đầu tư)
1. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp:
Cơ sở pháp lý của ưu đãi(ghi rõ tên văn bản pháp luật, điều khoản áp dụng):…
2. Ưu đãi về thuế nhập khẩu:
Cơ sở pháp lý của ưu đãi(ghi rõ tên văn bản pháp luật, điều khoản áp dụng):…
3. Ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất.
Cơ sở pháp lý của ưu đãi(ghi rõ tên văn bản pháp luật, điều khoản áp dụng):
4. Đề xuất hỗ trợ đầu tư (nếu có): ……
Xem thêm: Chi phí lập, thẩm định chương trình, dự án đầu tư công
……., ngày ….. tháng …..năm……
Nhà đầu tư
Từng nhà đầu tư ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu (nếu có)
Hướng dẫn làm Mẫu đề xuất dự án đầu tư:
– Ghi đầy đủ các nội dung trong mẫu đề xuất dự án đầu tư nêu trên
– Các thông tin về dự án đầu tư cần chính xác và đầy đủ
– nhà đầu tư Từng nhà đầu tư ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu (nếu có)
3. Một số quy định của pháp luật về dự án đầu tư:
3.1. Đặc điểm của dự án đầu tư:
Xuất phát từ khái niệm trên, chúng ta thấy được dự án đầu tư có các đặc trưng cơ bản sau:
Xem thêm: Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng khi có sai sót trong quá trình lập dự toán
Một là, dự án đầu tư luôn có mục tiêu rõ ràng
Bất kể là dự án đầu tư nào xây dựng thuộc lĩnh vực nào, và với thời gian thực hiện là bao lâu, chi phí ước tính như thế nào,…thì cũng đều phải có mục đích rõ ràng và những mục tiêu cụ thể dựa trên thực tế
Hai là, dự án đầu tư có thể chuyển nhượng
Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 46 Luật đầu tư 2020. Bao gồm:
– Không thuộc một trong các trường hợp bị chấm dứt hoạt động;
– Đáp ứng điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án thuộc ngành, nghề đầu tư có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;
– Tuân thủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất
3.2. Thủ tục đăng ký đầu tư:
Trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
Xem thêm: Quy định về thời gian thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng
Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Gồm:
– Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài
– Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư năm 2020.
Trình tự cấp giấy giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
– Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư:
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư.
– Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư:
Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo Khoản 1 Điều 33 cho cơ quan đăng kí đầu tư. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ. Cơ quan đăng kí đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, hoặc trong trường hợp từ chối từ chối, thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Xem thêm: Quy định về điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư