Làm báo cáo tài chính là một công việc bắt buộc mỗi doanh nghiệp phải thực hiện. Cách làm báo cáo tài chính theo quyết định 48 như thế nào và phải thực hiện ra làm sao. Khi báo cáo bao gồm những tài liệu nào luôn là những vấn đề khiến nhiều người băn khoăn.
Để thuận tiện hơn cho việc nghiên cứu và nắm rõ một cách chuẩn xác nhất, công ty AZTAX sẽ cung cấp thông tin đến bạn đọc quy trình để thực hiện báo cáo tài chính theo quyết định 48.
1. Mục đích của việc lập báo cáo tài chính
Tổng hợp một cách tổng quát và toàn diện tình hình hoạt động của doanh nghiệp, về tình hình tài sản cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh trong một năm tài chính.
Đánh giá tình hình của doanh nghiệp trong một năm vừa qua. Đồng thời đưa ra những dự đoán về tương lai.
Thông tin trên báo cáo tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, điều hành công ty, về những khoản nợ phát sinh cũng như tình hình lãi lỗ. Báo cáo tài chính đóng góp thông tin vào quá trình quản lý vĩ mô của nhà nước.
2. Đối tượng áp dụng
Hệ thống báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có quy mỏ nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực. Cũng như mọi thành phần kinh tế trong cả nước. Đây có thể là công ty trách nhiệm hữu hạn hay, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Các hợp tác xã cũng áp dụng Hệ thống báo cáo tài chính năm quy định tại chế độ kế toán này.
Hệ thống báo cáo tài chính năm này không áp dụng cho doanh nghiệp Nhà nước, công ty TNHH Nhà nước một thành viên, công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán, hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng.
Việc lập và trình bày báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù tuân theo quy định tại chế độ kế toán do Bộ tài chính ban hành hoặc chấp thuận cho ngành ban hành.
3. Biểu mẫu báo cáo tài chính theo quyết định 48
Quyết định 48/2006/QĐ-BTC tại Phần thứ ba, Mục I, Điểm 3 quy định về hệ thống báo cáo tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
Báo cáo bắt buộc:
- Bảng Cân đối kế toán: Mẫu số B 01 – DNN
- Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B 02 – DNN
- Bản Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B 09 – DNN
- Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm phụ biểu sau:
- Bảng Cân đối tài khoản: Mẫu số F 01- DNN
Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập:
- Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03-DNN
Chi tiết các mẫu báo cáo theo quyết định 48 và download tại đây.
4. Cách lập bảng cân đối kế toán theo quyết định 48
Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần. Đó là phần “Tài sản” và phần “Nguồn vốn”.
Phần “Tài sản” phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp đến cuối kỳ kế toán. Các số liệu ở phần “Tài sản” thể hiện giá trị tài sản theo kết cấu hiện có tại doanh nghiệp doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo. Đó là bao gồm tài sản sau đây. Tài sản cố định, vật liệu, hàng hóa, tiền tệ (tiền mặt tại quỹ, tiền gửi Ngân hàng,..). Đồng thời, bên “Tài sản” còn phản ánh toàn bộ tài sản hiện có đang thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp.
Phần “ Nguồn vốn” phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến cuối kỳ hạch toán. Số liệu phần “Nguồn vốn” của BCĐKT thể hiện quy mô tài chính, nội dung tài chính và thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, ngoài cột chỉ tiêu ra còn có các cột phản ánh mã số, cột thuyết minh, cột số cuối kỳ và cột số đầu kỳ.
4.1 Nguồn số liệu lập Bảng cân đối kế toán:
- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp.
- Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết.
- Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm trước.
- Số liệu ghi vào cột 6 “Số đầu năm” của bảng cân đối kế toán năm nay. Được căn cứ vào số liệu ở cột 5 “Số cuối năm” của từng chỉ tiêu tương ứng của bảng cân đối kế toán năm trước.
- Số liệu ghi vào cột 5 “Số cuối năm” của báo cáo này tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm được lấy số liệu trên các sổ chi tiết, sổ tổng hợp.
Dưới đây là bảng cân đối kế toán theo quyết định 48
5. Cách lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo quyết định 48
Số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh tình hình kinh doanh cả năm của doanh nghiệp. Nó là số liệu mang tính chất thời kỳ.
Trên báo cáo kết quả kinh doanh có những chỉ tiêu sau:
- Cột A: Các chỉ tiêu báo cáo
- Cột B: Mã số các chỉ tiêu tương ứng
- Cột C: Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này được thể hiện chỉ tiêu trên bản thuyết minh báo cáo tài chính.
- Cột số 1: Tổng số phát sinh trong năm báo cáo.
- Cột số 2: Số liệu của năm trước (để so sánh)
Cách lập các chỉ tiêu trên báo báo kết quả kinh doanh
- Số liệu ghi vào cột C “Thuyết minh” của báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Thể hiện số liệu chi tiết của chỉ tiêu này trong bản thuyết minh báo cáo tài chính năm.
- Số liệu ghi vào cột 2 “Năm trước” của báo cáo năm. Được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 1 “Năm nay’ của báo cáo tài chính năm trước.
6. Cách lập bảng cân đối tài khoản theo quyết định 48
Bảng cân đối tài khoản là bảng tổng hợp tất cả những tài khoản phát sinh của doanh nghiệp xảy ra trong kỳ hạch toán. Nhìn vào bảng cân đối tài khoản, ta có thể đánh giá một cách tổng quát về tình hình tài sản. Nguồn vốn và quá trình kinh doanh của đơn vị.
Bảng cân đối tài khoản được lập dựa trên sổ cái, sổ tổng hợp các tài khoản.
Sổ chi tiết các tài khoản lưỡng tính như 131, 331, và một số tài khoản khác. Những tài khoản này phải để số dư 2 bên mà không được bù trừ.
Số dư đầu năm nay trên bảng cân đối tài khoản được lấy từ số cuối năm của bảng cân đối tài khoản năm trước.
Số phát sinh Nợ và Có trên bảng cân đối tài khoản phải bằng nhau. Số dư cuối năm giữa bên Nợ và Có cũng bằng nhau.
Số liệu trên bảng cân đối tài khoản luôn ghi dương. Các chỉ tiêu dự phòng giảm giá thì ghi bên Có.
Trên đây là những thông tin cần thiết về cách lập báo cáo tài chính theo quyết định 48 mà công ty AZTAX đã cung cấp cho bạn. Nếu bạn có nhu cầu hoặc quan tâm đến dịch vụ làm báo cáo tài chính cuối năm từ công ty chúng tôi, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline : 0903858865 – Email : contact@aztax.com.vn – https://aztax.com.vn để nhận được những tư vấn sớm nhất.